Hôm nay, luật sư Daniel Geey đã xuất bản một cuốn sách mới có tựa đề “Done Deal: An Insider's Guide to Football Contracts, Multi-Million Pound Transfers and Premier League Big Business” (tạm dịch là “Hoàn thành giao dịch: Một bài học của người trong cuộc về các hợp đồng bóng đá, những cuộc chuyển nhượng hàng chục triệu bảng và những doanh nghiệp lớn ở Premmier League”).
Trong đó, ông Daniel Geey có tiết lộ rất nhiều bí mật ít người biết đến trong các vụ chuyển nhượng cầu thủ. Ví dụ, các hợp đồng có thể được hoàn tất trong phòng họp với công đoạn chụp ảnh cầu thủ mặc áo đấu của đội bóng mới. Nhưng việc đàm phán các điều khoảng chi tiết của hợp đồng lại có thể được thực hiện trên mạng xã hội WhatsApp, Skype, ...
Chi phí chuyển nhượng
Chi phí chuyển nhượng và mức lương của cầu thủ sẽ là những mối quan tâm hàng đầu trong mọi thương vụ mua bán cầu thủ. Thông thường, các đội bóng cần mua cầu thủ sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian làm việc cùng người đại diện của cầu thủ và đội bóng có cầu thủ để bán nhằm thống nhất về mức lương và giá chuyển nhượng
Chi phí chuyển nhượng thường được trả thành từng đợt và có thể kèm theo điều kiện. Lấy ví dụ Barcelona mua Coutinho vào mùa Hè năm 2017, mức phí được công bố là 118 triệu bảng.
Tuy nhiên, đội bóng xứ Catalan chỉ phải trả 82 triệu bảng cho Liverpool, chia thành 4 đợt. Khoản tiền 36 triệu bảng còn lại sẽ được trả cho Liverpool, tùy thuộc vào đóng góp của Coutinho cho đội bóng mới, ví như Barca vô địch Champions League, hay Coutinho giành Quả bóng Vàng.
Khi công bố hợp đồng, các đội bóng cũng thường không đề cập đến mức lương của các cầu thủ, dù khoản tiền này có giá trị không hề kém mức phí chuyển nhượng.
Ngoài ra, trong các thương vụ chuyển nhượng lớn ở Premier League, các đội bóng cũng sẽ trả tiền hoa hồng cho người đại diện của cầu thủ, thường là 5% giá trị hợp đồng, hoặc mức lương cơ bản của cầu thủ.
Cuối cùng, các đội bóng ở Premier League sẽ phải nộp cho BTC giải Ngoại hạng một khoản khí nhỏ bằng 4% phí chuyển nhượng để đăng ký cầu thủ mới. Khoản tiền này sẽ được sung vào quỹ lương hưu cựu cầu thủ của giải đấu.
Vấn đề lương bổng
Đối với một cầu thủ, vấn đề quan trọng nhất trong một hợp đồng sẽ là lương bổng. Thông thường, các đội bóng sẽ trả một mức lương cơ bản kèm theo tiền thưởng tùy thuộc vào phong độ của các cầu thủ.
1) Tiền thưởng cho phong độ thi đấu
Các cầu thủ có thể nhận thêm tiền thưởng sau khi đạt được những cột mốc ra sân nhất định được quy định giữa 2 bên trong hợp đồng, ví dụ tiền lương của cầu thủ có thể tăng thêm 1.500 bảng/tuần sau khi đá chính 25, 50, 75 hay 100 trận tại Premier League.
Một cầu thủ có thể nhận từ vài trăm bảng cho đến hàng chục nghìn bảng khi ra sân ở trong mỗi chiến thắng cùng đội bóng mới.
Đây là một điều khoản thường gặp trong các hợp đồng bóng đá. Hiện tại, một số đội bóng Premier League vẫn đang treo thưởng từ 5.000 – 10.000 bảng cho mỗi bàn thắng của các tiền đạo tân binh.
Tuy nhiên, nhiều đội bóng cũng không cài điều khoản thưởng tiền để khuyến khích cầu thủ ghi bàn, vì lo ngại các cầu thủ có thể chỉ lo xây dựng thành tích cá nhân mà quên đi lợi ích chung của đội bóng.
Tương tự điều khoản ghi bàn, các đội bóng ở Premier League cũng sẵn sàng trả từ 1.000 - 3.000 bảng cho mỗi đường chuyền dọn cỗ cho đồng đội ghi bàn. Đối với một số trường hợp cụ thể, tiền thưởng kiến tạo và ghi bàn thậm chí có thể ngang bằng nhau.
Đây là điều khoản dành riêng cho thủ môn và mỗi người gác đền có thể nhận khoảng 5.000 bảng cho mỗi trận đấu giữ sạch lưới.
Một cầu thủ gắn bó với một đội bóng trong một khoảng thời gian được quy định trong hợp đồng có thể nhận được một khoản tiền "bồi dưỡng" khoảng vài trăm nghìn bảng, trả thành nhiều đợt.
Tương tự với khoản thù lao cống hiến cho đội bóng, các cầu thủ đang thi đấu ở Premier League có thể nhận được khoảng vài trăm nghìn bảng tiền thưởng cho lòng trung thành để tiếp tục gắn bó với CLB, sau khi kết thúc hợp đồng hiện tại.
Nếu đội bóng vô địch, hoặc hoàn thành một mục tiêu của BLĐ, các cầu thủ có thể nhận được một số tiền thưởng lớn chia cho toàn đội dựa trên đóng góp của mỗi cá nhân, cầu thủ đóng góp nhiều được thưởng lớn, cầu thủ đóng góp ít được thưởng nhỏ.
Các cầu thủ có thể bị trừ 50% lương cơ bản, nếu không thể giúp đội bóng trụ hạng ở Premier League.
2) Những điều khoản độc nhất vô nhị
Ngoài những điều khoản thông thường, hợp đồng của các đội bóng Premier League cũng từng xuất hiện không ít điều khoản “dị”.
Với cuốn sách “Done Deal: An Insider's Guide to Football Contracts, Multi-Million Pound Transfers and Premier League Big Business”, tác giả Daniel Geey đã phần nào nói cho NHM biết rằng, những thương vụ chuyển nhượng cầu thủ không chỉ đơn giản gói gọn trong mức phí chuyển nhượng và mức lương của các cầu thủ.