Đằng sau thành công mà AC Milan tạo dựng được trong kỷ nguyên hoàng kim của mình là những câu chuyện thú vị từ chính người trong cuộc tiết lộ.
Ngày 17/8/1995, Milan đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố quyết định chia tay sân cỏ của Marco van Basten. Đó là một ngày giữa mùa hè ngột ngạt tại trụ sở CLB. Một nhà báo đặt ra câu hỏi cho Phó chủ tịch CLB Adriano Galliani. “Nếu Baggio là Raffaello (một danh họa Italia) thì Marco van Basten là ai?”, Galliani mỉm cười: “Leonardo da Vinci. Anh ấy là tất cả mọi thứ. Kỹ sư và nghệ sĩ”.
Mới chỉ 31 tuổi, sự nghiệp thi đấu của Van Basten đã chấm dứt. Anh là người đầu tiên của bộ ba huyền thoại Hà Lan đến Milan và cũng là người cuối cùng chia tay. Cùng với đồng hương Ruud Gullit và Frank Rijkaard, họ giành được rất nhiều danh hiệu, bao gồm 2 chức vô địch Cúp C1 liên tiếp, một kỳ công đã không lặp đi lặp lại từ đó. Chưa bao giờ có một đội bóng Italia nào khai thác được tài năng của những người Hà Lan để đem lại tác dụng tuyệt vời như vậy.
Dưới sự dẫn dắt của một HLV lập dị nhưng tài năng như Arrigo Sacchi, Milan đã trình làng thứ bóng đá gây áp lực hiện đại, áp đặt đối phương bằng cách bóp nghẹt không gian, chơi với một đội hình di chuyển linh hoạt có hàng thủ dâng cao và nhấn mạnh vào việc chuẩn bị tốt về thể lực. Đó là một chiến thuật mà sau này đã được những tên tuổi nổi tiếng như Sir Alex Ferguson, Pep Guardiola theo đuổi và áp dụng ở Man Utd rồi Barcelona.
Ba ngôi sao người Hà Lan chính là tâm điểm của cuộc cách mạng này: Gullit, Van Basten, Rijkaard - tiêu biểu cho một tập thể giàu tốc độ, sức mạnh và sự phô trương. Hai mươi năm sau, Xavi và Iniesta đã làm được điều tương tự cho tiqui-taca của Barca. Sau này, khi Sacchi được yêu cầu so sánh giữa hai đội bóng lớn, ông nói một cách hình ảnh: “Họ là hai đội bóng tuyệt vời, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thể thao. Nhưng tôi huấn luyện cho đội bóng tốt nhất trong lịch sử”.
Sacchi đến từ Parma tràn đầy ý tưởng, lấy cảm hứng chiến thuật của mình từ hai thái cực đối lập rõ ràng: tính lưu động biểu cảm của bóng đá tổng lực mang nhãn hiệu Rinus Michels ở đầu thập niên 1970 tại Ajax; nghệ thuật đen tối của catenaccio từng thịnh hành dưới thời Nereo Rocco tại Milan vào những năm 1960.
Tất cả bắt đầu khi Silvio Berlusconi tiếp quản một Milan đang gặp khó khăn trong mùa hè 1986, cứu CLB từ chỗ có khả năng phá sản, biến nó thành đội bóng thống trị Italia.
Dưới sự dẫn dắt của HLV người Thụy Điển Nils Liedholm, Rossoneri đã phải vật lộn để tái khẳng định bản thân sau nỗi đau của hai lần bị xuống hạng vào đầu thập niên.
Vào thời điểm ấy, Van Basten và Gullit được nhắm để thay thế trực tiếp cho bộ đôi người Anh Ray Wilkins và Mark Hateley. Gullit đã đến thành phố kiểm tra y tế vào tháng 1/1987 bất chấp sự giận dữ từ CLB chủ quản PSV dù còn hợp đồng 3 năm. Với việc Juventus cũng quan tâm, Milan chào mời Guillit bằng bản hợp đồng 3 năm và mức lương cao gấp ba lần kiếm được ở Hà Lan. PSV, với sự hỗ trợ từ đội ngũ pháp lý của công ty mẹ của Phillips, tỏ ra cứng rắn và đàm phán kéo dài trong nhiều tháng. Sau này, việc trả nhiều tiền cho một cầu thủ đã được gọi là “Berlusconismo” (chủ nghĩa Berlusconi) ở Milan.
Trong khi luật sư của Milan đang lo đối phó với PSV, một thỏa thuận đã được thực hiện với Ajax cho Van Basten. Đó là một cuộc “đảo chính” lớn. Ngôi sao đoạt Chiếc giày vàng châu Âu này được ca ngợi là người thừa kế tuyệt vời cho ông thầy Johan Cruyff. Vào ngày 23/4/1987, một đám đông lớn tụ tập bên ngoài trụ sở CLB đón chào một sự kiện lớn.
Van Basten đột nhiên xuất hiện, hai bên là Galliani và giám đốc Paolo Taveggia. Sau khi vui vẻ ký tặng, anh đã nói chuyện với các nhà báo bằng tiếng Italia một cách đáng ngạc nhiên. Khi tiền đạo 23 tuổi này sắp bước qua cánh cửa văn phòng, một trong số họ hỏi suy nghĩ gì về những tin đồn một huấn luyện viên mới, được cho là đến mùa hè năm đó để thay thế Liedholm, anh nhún vai: “Sacchi? Tôi không biết bất cứ điều gì về ông ấy. Bạn có biết?”.
Sacchi không được biết đến nhiều, đến mức báo chí hoài nghi và đặt cho biệt Signor nessuno (Quý ngài không ai biết). Sacchi đã 40 tuổi vào năm 1986, năm mà Parma của ông thăng hạng từ Serie C1 (hạng ba của Italia). Ông chưa bao giờ dẫn dắt một trận đấu chuyên nghiệp nào. Ông từng thử vận may của mình như là một hậu vệ trái với đội bóng nghiệp dư địa phương vùng Emilia-Romagna, nhưng đã chuyển sang nghiệp huấn luyện sau khi tham gia một khóa học tại Coverciano ở các vùng ngoại ô Firenze.
Sau thời gian ngắn với các đội trẻ Cesena, đội một Rimini và thời gian thử việc ở Fiorentina, Sacchi đến Parma tràn đầy ý tưởng, lấy cảm hứng chiến thuật của mình từ hai cực đối rõ ràng: bóng đá tổng lực của Rinus Michels và phòng ngự catenaccio của Nereo Rocco.
“Tôi là một HLV trẻ. Và như bạn đã biết, Ngài không ai biết không thể có một quá khứ, ông chỉ có thể có một tương lai. Họ hỏi tôi làm thế nào để có thể huấn luyện các cầu thủ nếu chưa bao giờ chơi ở hạng chuyên nghiệp. Tôi thường nói với họ: ‘Tôi không biết rằng nếu bạn muốn trở thành một kỵ sĩ, bạn phải có một con ngựa trong cuộc sống trước đây’”, Sacchi nhớ lại.
Kinh nghiệm đầu tiên mà Berlusconi trải qua là khi Parma hai lần đánh bại Milan tại San Siro tại Coppa Italia 1986/87, một lần ở vòng bảng và sau đó một lần nữa ở tứ kết. Chủ tịch Rossoneri bị hấp dẫn bởi sự tập trung và cứng cỏi từ huấn luyện viên bên kia chiến tuyến.
Chỉ trong vài ngày, những câu chuyện xuất hiện trên báo chí rằng Milan đã đàm phán với Parma về một thỏa thuận cho Sacchi. Ghế HLV của Liedholm lung lay và sụp đổ vào đầu tháng 4 sau khi thất bại trước Sampdoria. Cuối cùng, một Fabio Capello trẻ trung được đưa lên từ ban huấn luyện đảm nhiệm cương vị trong các trận đấu còn lại.
Berlusconi đã tìm mọi cách để gây ấn tượng với Sacchi bằng cách giới thiệu về hai bản hợp đồng mới Van Basten và Gullit. “Ông ấy (Berlusconi) rất đam mê, ông muốn thứ bóng đá được chơi một cách đúng đắn”, Sacchi bây giờ nhớ lại. “Tôi thích ông ấy, tôi thích năng lượng, sự nhiệt tình của ông ấy. Điều mong đợi lớn nhất của ông ấy không chỉ là muốn giành chiến thắng mà còn muốn cho mọi người thấy bạn có thể giành chiến thắng bằng cách chơi tốt nhất”.
Hai người đã có sự đồng cảm nhất định với mong muốn lật đổ trật tự bóng đá Italia, mặc dù các phương tiện truyền thông vẫn nghi ngờ rằng, ở độ tuổi này, với những ý tưởng kỳ cục, Sacchi khó có thể hy vọng sẽ thành công trên một sân khấu lớn như vậy.
Ngược lại với cuộc ra mắt của Van Basten, Gullit đến Milan đã được bảo vệ bởi còi báo động cảnh sát, hộ tống anh qua các đường phố với nhấp nháy máy ảnh, tiếng hò hét và đám đông người xem. Ngay phát biểu đầu tiên, Gullit đã gây sốc: “Họ nói với tôi ở Hà Lan là ở đây có ba giấy tờ báo thể thao hàng ngày và thường đầy rác. Đó có phải là sự thật?”. Galliani nhanh nhảu đỡ lời rằng: “Gullit nói những gì anh ấy nghĩ”.
Sau đó, Gullit giải thích rằng: “Tôi lớn lên tự do, tôi lớn lên ở Amsterdam. Tôi biết những gì con đường tôi đã đi, không ai có thể ngăn cản tôi. Tôi cứng đầu? Có thể, nhưng cũng mạnh mẽ và tự tin”.
Roberto Donadoni vẫn nhớ sức mạnh đáng kinh ngạc về tính linh hoạt của đồng đội người Hà Lan: “Anh ấy có thể lực và có thể chơi ở bất cứ đâu. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh ấy tại một giải đấu ở Barcelona, anh đã chơi như một hậu vệ quét! Sau đó, anh chơi bên cánh phải, ở hàng tiền vệ, tiền đạo thứ hai và bất cứ nơi nào khác”.
Thách thức cho Milan là Van Basten và Gullit cần được thuyết phục về phương pháp của Sacchi. Họ là người Hà Lan, được sử dụng để tự do sáng tạo, không được dạy bởi một nhân viên bán hàng giày cũ và người đã không bao giờ chơi bóng ở cấp độ cao.
Sacchi đã thường xuyên thiết lập những buổi tập đối kháng để chứng minh tầm quan trọng của tính tập thể. Ông bố trí 5 cầu thủ phòng ngự, gồm thủ môn Galli và bộ tứ hậu vệ Tassotti, Baresi, Costacurta và Maldini để đối mặt với 10 cầu thủ tấn công, mà Van Basten và Gullit nằm trong số đó. Phía bên tấn công có 15 phút để ghi bàn, với quy tắc là nếu “đội 5 người của Sacchi” giành được bóng, họ phải bắt đầu lại từ 10 mét bên phần sân của mình. Kết quả là những kẻ tấn công không bao giờ ghi bàn. Không một lần.
Video: Những câu chuyện giờ mới kể về kỷ nguyên vàng của AC Milan (kỳ 1)