Vì World Cup nên cần có K-League
Korean Super League, tiền thân của K-League được thành lập vào ngày 8/5/1983 với sứ mệnh đưa bóng đá Hàn Quốc lên chuyên nghiệp, vì ngay lúc đó, xứ kim chi chỉ có vỏn vẹn 2 CLB Hallelujah Eagles và Yukong Elephants đạt được đẳng cấp ấy. Trong mùa bóng “chuyên nghiệp” đầu tiên, Hàn Quốc còn có thêm 3 thành viên khác, nhưng cả POSCO, Daewoo lẫn Kookmin Bank thật ra đều nghiệp dư. Đến năm 1987, chất lượng giải VĐ Hàn Quốc tiếp tục nâng cấp với Korea Professional Football Chamnhư Pohang Steelers trở thành CLB đầu tiên có sân riêng cực xịn năm 1990, hoặc lượng CĐV đến sân lần đầu tiên đạt ngưỡng 1 triệu vào năm 1991…
Thời còn làm chủ tịch LĐBĐ Hàn Quốc, ông Chung Mong-Joon đã “khai sinh” K-League nhằm đem lại thành công cho World Cup 2002.
Nhưng phải đến năm 1994, giải VĐ Hàn Quốc mới dự định đổi tên thành K-League, khi chủ tịch LĐBĐ Hàn Quốc (KFA) lúc đó là Chung Mong-Joon sáng lập Korea Professional Footbapionship là sân chơi dành riêng cho các CLB chuyên nghiệp và tạo được những cột mốc mang tính đột phá ll League chịu trách nhiệm tổ chức giải nhà nghề của nước này. Nguyên nhân là do lúc ấy Hàn Quốc sắp tổ chức VCK World Cup 2002 với tư cách đồng chủ nhà, nên mục tiêu hàng đầu là phát triển bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng vì cả nước chỉ có 6 CLB chuyên nghiệp, nơi nào muốn giành quyền tổ chức các trận đấu của World Cup đều phải thành lập CLB chuyên nghiệp ở nơi đó. Jeonbuk Dinos ra đời năm 1994, kế tiếp tới Chunnam Dragons, Suwon Bluewings và Daejeon Citizen. Nhờ đó mà lần đầu tiên trong lịch sử, vùng Tây Nam Hàn Quốc có CLB chuyên nghiệp của riêng mình.
Korea Professional Football League chính thức giới thiệu K-League Classic (được gọi tắt là K-League) năm 1998, bao gồm cả các CLB do địa phương thành lập như Daegu FC, Gwangju Sangmu, Incheon United, Gyeongnam FC và Gangwon FC. Sau đó, Anyang LG Cheetahs chuyển sân nhà đến Seoul nên đổi tên thành FC Seoul năm 2004. Đến năm 2013, Korea Professional Football League giới thiệu thêm giải Hạng Nhì K-League Challenge không có đội rớt hạng, chỉ có đội vô địch được lên hạng và 3 đội kế tiếp tranh suất vé vớt với đội đứng áp chót K-League. Vậy là trong vòng 3 thập niên phát triển, Hàn Quốc hiện có 23 CLB chuyên nghiệp với 12 ở K-League và 11 ở K-League Challenge.
Đa dạng mô hình nuôi sống đội bóng
Do hoàn cảnh ra đời có phần chẳng giống ai, nhiều thành viên của K-League đang tồn tại với mô hình phụ thuộc hẳn vào “bầu sữa” của các tập đoàn lớn để nhận sự hỗ trợ chiếm tới khoảng 80% ngân sách hoạt động như Suwon Samsung Bluewings, Ulsan Hyundai, và Jeonbuk Hyundai Motors. Các tập đoàn này thực chất là mô hình đặc thù của kinh tế Hàn Quốc, chi phối nhiều mặt khác trong cuộc sống của người dân nước này, không đơn giản chỉ là mạch máu tài chính của bóng đá.
CĐV nữ được xem như bà hoàng của các khán đài
ở K-League do luôn nhiệt tình ủng hộ đội nhà.
Các đội như Gyeongnam FC lại là mô hình khác: Tồn tại bằng tiền đóng thuế của cư dân địa phương. Vì vậy, không bất ngờ khi có những đội bóng bị bỏ rơi do NHM thất vọng về việc đội nhà rớt hạng, hoặc chuyển sang địa điểm mới nên họ sẵn sàng từ bỏ hoặc cắt giảm mạnh ngân sách hoạt động. Ngoài ra, Seoul E-Land FC – thành viên mới nhất trong làng cầu chuyên nghiệp của Hàn Quốc lại nhận nguồn tài trợ từ Giáo hội. Trong khi ấy, các CLB như Pohang Steelers và Jeonnam Dragons tọa lạc tại các thị trấn nhỏ, nên nguồn thu phụ thuộc vào các công ty thép ở những vùng lân cận. Ngoài ra, K-League hiện có 2 CLB đặc biệt là Sangju Sangmu Phoenix đại diện cho quân đội và National Police đại biểu cho cảnh sát.
Mọi cầu thủ thuộc 2 đội này đều thuộc diện “lính đánh thuê” của các CLB khác và họ thi đấu dưới danh nghĩa thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng 2 mùa.
“Tài nguyên” dồi dào từ Lò đào tạo tài năng trẻ
Nhưng ngay cả khi hiện tượng vay mượn khá phổ biến, K-League tuyệt đối không tràn ngập cầu thủ nước ngoài. Sau nhiều lần điều chỉnh từ 2 lên 3, lên 5, lên 7, rồi giảm xuống còn 5, 4 và 3 cầu thủ nước ngoài cho mỗi đội thì từ năm 2009, K-League bắt chước AFC quy định cho Champions League khi vận dụng công thức 3+1 với 3 ngoại binh và 1 cầu thủ thuộc các nước châu Á. Tuy nhiên, có điều đáng chú ý là các đại diện của K-League thường không tìm cách tận dụng hết hạn ngạch cho phép. Đơn cử như mùa này, chỉ có 6 đội xài tới “quota” cầu thủ châu Á và có tới 3 đội chỉ mua 2 ngoại binh.
Không khó giải thích hiện tượng đó: Hệ thống đào tạo trẻ của Hàn Quốc quá xuất sắc, nên các CLB cảm thấy không cần phải vung tiền mua sắm cầu thủ nước ngoài. Gyeongnam có thể xem như một tấm gương với những tài năng trẻ đột phá vào ĐTQG như Yoon Bit-garam, Yoon Il-rok và Lee Yong-rae. Dù vậy, thực trạng tốt đẹp này có thể biến tướng trong tương lai do Jeonbuk Motors đang thống trị K-League theo kiểu Bayern Munich khống chế Bundesliga bằng cách vung tiền mua mọi cầu thủ hay nhất của các đội, cũng như tuyển mộ các tài năng lớn từ nước ngoài.
Thế nhưng, vai trò của hệ thống đào tạo trẻ ở K-League chắc chắn còn lâu mới xói mòn, vì lối chơi của các đội ở đây phản ánh rõ phong cách hồn nhiên của các trường học bóng đá. Các cầu thủ đều đá rất máu lửa, nhiệt tình với tinh thần không ngại va chạm và sẵn sàng so kè thể lực. Lối chơi ấy tương tự Premier League, nên không bất ngờ khi các CLB Anh thường săn lùng tài năng tại K-League. Đấy là chưa kể các CLB sử dụng chiến thuật khá đa dạng, từ 4-4-2 cổ điển tới sơ đồ 5-4-1 hoặc 4-3-3… nên cầu thủ Hàn Quốc có thể rời K-League đến bất cứ đâu.
Phụ nữ khuấy động sức sống trên khán đài
Điều trớ trêu là K-League đang hội đủ những yếu tố để trở thành giải đấu hấp dẫn của thế giới, nhưng các khán đài lại thường trống vắng. Nguyên nhân là do lượng CĐV bình quân của mỗi trận chỉ đạt khoảng 12.000 người vì các CLB thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn…, nhưng sức chứa của các sân tổ chức World Cup thường quá lớn. Nhằm lấp đầy sân, các CLB buộc phải đề ra giải pháp là phát vé miễn phí cho NHM. Bên cạnh đó, việc K-League không có đội rớt hạng kéo dài đến năm 2013 phần nào cũng khiến các trận đấu thiếu quyết liệt. Dù vậy, ban tổ chức không dễ đề nghị những giải pháp mạnh tay, vì nếu rớt hạng, các CLB có nguy cơ giải thể do bị nhà tài trợ buông bỏ.
Song song đó, ý tưởng tổ chức cho mỗi đội gặp nhau tới 4 lần trong một mùa như giải VĐ Scotland cũng khiến NHM bớt hào hứng. Tất nhiên, BTC K-League cũng có lý: Các đội tranh vô địch hoặc suất dự AFC Champions League gặp nhau càng nhiều sẽ càng hấp dẫn hơn. Vấn đề là đôi khi, NHM cảm thấy ngán khi phải coi tới 4 trận của cùng một cặp trong một mùa bóng. Tình hình càng tệ hơn do CĐV Hàn Quốc khoái xem các trận đấu của ĐTQG hơn là CLB. Cũng may là K-League còn có đội ngũ CĐV nữ. Họ được ví như “Ông vua” của các khán đài, dù khái niệm “Bà hoàng” có vẻ phù hợp với giới tính hơn. Lý do rất đơn giản: Khán đài có trống vắng tới mức nào thì chỉ cần có tiếng vang lên, khu vực đó chắc chắn có CĐV nữ. Sự nhiệt tình của phái đẹp càng đáng quý do CĐV Hàn Quốc thường hiếm khi theo chân CLB đến sân đối phương.
Minh Châu
Hyundai Oilbank, hãng dầu khí nhỏ nhất Hàn Quốc thuộc tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai hiện là nhà tài trợ của K-League, bắt đầu từ năm 2011. Khoản tiền cụ thể không được tiết lộ, song lãnh đạo Hyundai Oilbank tin tưởng lợi nhuận đạt được có thể gấp 10 so với đầu tư. Từ lúc K-League ra đời, năm 2009 là mùa duy nhất không có tài trợ.
K-League không có nhiều derby nổi bật. Cặp đấu được xem như “dữ dằn” nhất là giữa FC Seoul với Suwon Bluewings, hai trong các đội có đại bản doanh đặt tại Seoul và đạt lượng CĐV thuộc loại cao nhất. Ở mức độ thấp hơn nhiều, đó là những derby bé nhỏ giữa Suwon Bluewings với Seongnam, hoặc Gyeongnam với Busan I’Park. Derby lẽ ra sôi động hơn, nếu FC Seoul và Jeju United không phải những đội chuyển vùng: Tiền thân của FC Seoul là Anyang LG Cheetahs, còn Jeju là Bucheon SK. Hậu quả là giờ đây, dù vươn lên tầm cỡ “đại bàng”, cả hai đều không có lượng CĐV đông đảo.