Chiếc giày vàng châu Âu là giải thưởng được trao tặng cho chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất tại các giải VĐQG châu Âu trong một năm. Bắt đầu từ mùa giải 1996/97, để xác định chủ nhân danh hiệu này, BTC xác lập một phép tính điểm số thay vì đơn thuần dựa vào tổng số bàn thắng.
Cụ thể, điểm số của một cầu thủ sẽ được tính dựa trên số bàn thắng ghi được nhân với hệ số giải đấu. 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu có hệ số là 2, còn những giải đấu xếp sau có các hệ số 1,5 và 1.
Lionel Messi hiện đang nắm giữ kỷ lục với 6 lần đoạt danh hiệu Chiếc giày vàng châu Âu, gần nhất là mùa 2018/19. Siêu sao người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo đứng thứ hai với 4 lần, một trong số đó được chia sẻ với Luis Suarez (cùng ghi 31 bàn ở mùa giải 2013/14).
Mùa này, danh hiệu Chiếc giày vàng châu Âu sẽ thuộc về một trong 2 cái tên, Ciro Immobile (Lazio, 35 bàn) hoặc Cristiano Ronaldo (Juventus, 31 bàn). Dù vậy, với 4 bàn ít hơn trong khi Serie A chỉ còn 1 vòng, CR7 khó đuổi kịp tiền đạo sinh năm 1990.
Robert Lewandowski từng có thời gian độc chiếm vị trí dẫn đầu với 34 bàn. Tuy nhiên, tiền đạo người Ba Lan không còn cơ hội nâng cao thành tích khi giải Bundesliga đã chính thức khép lại.
Danh sách Chiếc giày vàng châu Âu qua các năm:
1967/68: Eusebio (Benfica, 43 bàn)
1968/69: Petar Zhekov (CSKA Sofia, 36 bàn)
1969/70: Gerd Mueller (Bayern Munich, 38 bàn)
1970/71: Josip Skoblar (Marseille, 44 bàn)
1971/72: Gerd Mueller (Bayern Munich, 40 bàn)
1972/73: Eusebio (Benfica, 40 bàn)
1973/74: Héctor Yazalde (Sporting Lisbon, 46 bàn)
1974/75: Dudu Georgescu (Dinamo București, 33 bàn)
1975/76: Sotiris Kaiafas (Omonia Nicosia, 39 bàn)
1976/77: Dudu Georgescu (Dinamo Bucuresti, 47 bàn)
1977/78: Hans Krankl (Rapid Wien, 41 bàn)
1978/79: Kees Kist (AZ, 34 bàn)
1979/80: Erwin Vandenbergh (Lierse, 39 bàn)
1980/81: Georgi Slavkov (Botev Plovdiv, 31 bàn)
1981/82: Wim Kieft (Ajax, 32 bàn)
1982/83: Fernando Gomes (Porto, 36 bàn)
1983/84: Ian Rush (Liverpool, 32 bàn)
1984/85: Fernando Gomes (Porto, 39 bàn)
1985/86: Marco van Basten (Ajax, 37 bàn)
1986/87: Toni Polster (Austria Wien, 39 bàn)
1987/88: Tanju Çolak (Galatasaray, 39 bàn)
1988/89: Dorin Mateuț (Dinamo București, 43 bàn)
1989/90: Hugo Sánchez - Real Madrid/Hristo Stoichkov - CSKA Sofia (cùng 38 bàn)
1990/91: Darko Pančev (Red Star Belgrade, 34 bàn)
1991/92: Ally McCoist (Rangers, 34 bàn)
1992/93: Ally McCoist (Rangers, 34 bàn)
1993/94: David Taylor (Porthmadog, 43 bàn)
1994/95: Arsen Avetisyan (Homenetmen, 39 bàn)
1995/96: Zviad Endeladze (Margveti, 40 bàn)
1996/97: Ronaldo (Barca, 34 bàn - 68 điểm)
1997/98: Nikos Machlas (Vitesse, 34 bàn - 68 điểm)
1998/99: Mário Jardel (Porto, 36 bàn - 72 điểm)
1999/00: Kevin Phillips (Sunderland, 30 bàn - 60 điểm)
2000/01: Henrik Larsson (Celtic, 35 bàn - 52,5 điểm)
2001/02: Mário Jardel (Sporting Lisbon, 42 bàn - 63 điểm)
2002/03: Roy Makaay (Deportivo, 29 bàn - 58 điểm)
2003/04: Thierry Henry (Arsenal, 30 bàn - 60 điểm)
2004/05: Thierry Henry - Arsenal/Diego Forlán - Villarreal (cùng 25 bàn - 50 điểm)
2005/06: Luca Toni (Fiorentina, 31 bàn - 62 điểm)
2006/07: Francesco Totti (Roma, 26 bàn - 25 điểm)
2007/08: Cristiano Ronaldo (MU, 31 bàn - 62 điểm)
2008/09: Diego Forlán (Atletico Madrid, 32 bàn - 64 điểm)
2009/10: Lionel Messi (Barca, 34 bàn - 68 điểm)
2010/11: Cristiano Ronaldo (Real Madrid, 40 bàn - 80 điểm)
2011/12: Lionel Messi (Barca, 50 bàn - 100 điểm)
2012/13: Lionel Messi (Barca, 46 bàn - 92 điểm)
2013/14: Luis Suárez - Liverpool/Cristiano Ronaldo - Real Madrid (cùng 31 bàn - 62 điểm)
2014/15: Cristiano Ronaldo (Real Madrid, 48 bàn - 96 điểm)
2015/16: Luis Suárez (Barca, 40 bàn - 80 điểm)
2016/17: Lionel Messi (Barca, 37 bàn - 74 điểm)
2017/18: Lionel Messi (Barca, 34 bàn - 68 điểm)
2018/19: Lionel Messi (Barca, 36 bàn - 72 điểm)
2019/20: Ciro Immobile (Lazio, 36 bàn - 72 điểm)