Pháp luật thể thao: Cầu thủ bóng đá có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng?

thứ sáu 16-11-2018 2:53:46 +07:00 0 bình luận
Quyền lực cầu thủ trong bóng đá là một vấn đề được nói đến thường xuyên khi đề cập đến bóng đá đỉnh cao. Các cầu thủ được trả rất nhiều tiền theo tuần và mỗi năm, họ nhận được hàng triệu USD.

Quyền lực cầu thủ trong bóng đá là một vấn đề được nói đến thường xuyên khi đề cập đến bóng đá đỉnh cao. Các cầu thủ được trả rất nhiều tiền theo tuần và mỗi năm, họ nhận được hàng triệu USD.

Sau luật Bosman, giúp cầu thủ hết hợp đồng chuyển tới các đội bóng trong EU mà không cần phí chuyển nhượng, tất cả đều thấy có sự thay đổi về quyền lực cầu thủ. Chẳng hạn như cầu thủ có thể từ chối kí hợp đồng mới để họ kết thúc hợp đồng và ra đi tự do. 

Nếu đội bóng mà cầu thủ chuyển tới không phải trả phí chuyển nhượng, họ sẵn sàng dành cho cầu thủ một khoản lót tay lớn như là phí kí hợp đồng và vào tiền lương.

Cầu thủ bóng đá có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng? - Ảnh 1.

Ranieri và các cầu thủ Fulham

Luật chuyển nhượng của FIFA

Trước luật Bosman, FIFA cũng đã cập nhật luật chuyển nhượng của họ. Luật chuyển nhượng của FIFA cho phép cầu thủ đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng chỉ trong những điều kiện cụ thể.

Điều 13 ghi rõ hợp đồng giữa cầu thủ và đội bóng chỉ có thể bị hủy khi thời hạn kết thúc hoặc thỏa thuận lẫn nhau.

Tuy nhiên, theo Điều 14, hợp đồng có thể bị một bên hủy bỏ mà không chịu hậu quả gì (bị phạt tiền hay trừ điểm) vì một lí do nào đó. Lí do nào đó ở đây không được xác định nhưng chẳng hạn như việc một cầu thủ không được trả lương trong nhiều tháng.

Cầu thủ bóng đá có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng? - Ảnh 2.

Dembele của Barcelona

Điều 15, cho phép cầu thủ hủy hợp đồng dựa trên khía cạnh thể thao nếu anh ta xuất hiện ít hơn 10% số trận của đội bóng trong mùa giải. Cầu thủ chỉ có thể hủy hợp đồng vào ngày thứ 15 sau khi mùa giải kết thúc.

Điều 16 nếu rõ hợp đồng không thể được hủy đơn phương trong mùa giải.

Điều 17: bồi thường

Nếu hợp đồng bị hủy không có lí do, cá nhân vi phạm sẽ phải bồi thường. Mức độ bồi thường liên quan đến mưc lương của cầu thủ, lợi ích liên quan giữa hợp đồng hiện tại và hợp đồng, thời gian còn lại của hợp đồng…

Đối với cầu thủ dưới 28 tuổi, giai đoạn bảo vệ ở hợp đồng của họ là 3 năm, nghĩa là họ có thể tự mua hợp đồng của mình sau 3 năm kí. Đối với cầu thủ hơn 28 tuổi, giai đoạn bảo vệ ở hợp đồng của họ là 2 năm.

Cầu thủ bóng đá có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng? - Ảnh 3.

Neymar và các cầu thủ Brazil

Điều 17: phạt chuyên môn

Bên cạnh khoản bồi thường, phạt chuyên môn cũng được áp dụng với cầu thủ vi phạm hợp đồng trong giai đoạn bảo vệ. Điều này có nghĩa họ sẽ bị cấm thi đấu trong một số trận tới 4 tháng hay thậm chí là 6 tháng. Án phạt sẽ có hiệu lực vào đầu mùa giải sau ở đội bóng mới.

Phạt chuyên môn sẽ không được áp dụng nếu cầu thủ đơn phương vi phạm hợp đồng mà không có lí do sau giai đoạn bảo vệ. Tuy nhiên, anh ta vẫn bị phạt nếu không thông báo thời gian hủy hợp đồng trong vòng 15 ngày kể từ trận đấu cuối của mùa giải.

Cầu thủ bóng đá có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng? - Ảnh 5.

Kovacic

Điều 17: các CLB và quan chức

CLB vi phạm hợp đồng trong giai đoạn bảo vệ cũng sẽ phải bồi thường và phạt chuyên môn. Còn nếu một CLB kí hợp đồng với cầu thủ đã hủy hợp đồng không có lí do, họ coi như cũng vi phạm. CLB sẽ bị cấm đăng kí cầu thủ mới trong hai kì chuyển nhượng.

Bất cứ ai vi phạm các quy định của FIFA (quan chức CLB, đại diện cầu thủ, cầu thủ) dẫn đến vi phạm hợp đồng giữa cầu thủ và đội bóng để thúc đẩy chuyển nhượng cầu thủ cũng sẽ bị phạt.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm