Chạy là động từ luôn được nhắc đến trong hầu hết các môn thể thao. Nhưng giữa bóng đá và phần còn lại đã có sự khác nhau như thế nào về chạy?
“Các vận động viên chạy như thế nào trong mỗi cuộc thi đấu?”. Đó là một câu hỏi phổ biến mà trải dài suốt lịch sử chủ yếu chỉ là sự phỏng đoán. Nhờ có những tiến bộ công nghệ gần đây, chúng ta có thể áp dụng một số dữ liệu để biết chính xác hơn.
Đối với môn thể thao phổ biến nhất là bóng đá, các cầu thủ thường chơi mỗi trận đấu có thời gian 90 phút, trên một sân đấu lớn có kích thước trung bình là 105 mét chiều dài và 68 mét chiều rộng. Khi quả bóng không ngừng chuyển động và có thể bay với khoảng cách lớn trong một vài giây, đòi hỏi các cầu thủ phải chạy đuổi theo.
Rõ ràng, có một sự khác nhau về khoảng cách di chuyển tùy thuộc vào vị trí thi đấu trên sân. Thông thường, tiền vệ chạy nhiều nhất, còn thủ môn là ít nhất, nhưng tính trung bình mỗi cầu thủ chạy 11 km mỗi trận. Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ lên tới 13-14 km/trận.
Một nghiên cứu của trường Đại học Roma bằng cách phân tích dữ liệu đã chỉ ra rằng, mỗi cầu thủ tại Championship chạy trung bình là 11,1 km/trận (± 0,9 km)) so với 10,8 km (± 1,0 km)) cho cầu thủ chơi tại Premier League.
Cũng gọi là bóng đá, nhưng bóng đá kiểu Mỹ (bóng bầu dục) có sự khác biệt đáng kể. Các cầu thủ thi đấu trên một sân dài hơn 91 mét và dành nhiều thời gian di chuyển lên và xuống. Vì vậy, có vẻ như họ hoạt động rất nhiều.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, người chơi chỉ thực sự di chuyển trong 11 phút trung bình trong một trận đấu ở NFL (giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ). Với việc chỉ có 11 phút hoạt động, phần còn lại chủ yếu là đứng xung quanh, các cầu thủ bóng bầu dục rõ ràng “nhàn” hơn rất nhiều so với bóng đá.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi cầu thủ bóng bầu dục chỉ chạy khoảng 2 km mỗi trận, có nghĩa một số cầu thủ đạt tốc độ 34,6 km/h, một tốc độ đáng sợ.
Một câu chuyện cũ mà người ta hay nhắc đến là mỗi cầu thủ bóng rổ tại NBA chạy trung bình 8 km một trận đấu. Thế nhưng, nhiều đội NBA đã bắt đầu sử dụng một hệ thống gọi là SportVU, theo dõi chuyển động đặc biệt, cho phép các đội có được số liệu thống kê chi tiết hơn về các cầu thủ của mình.
Trong mùa giải 2012, cầu thủ chạy nhiều nhất trong mỗi trận là Luol Deng của Chicago Bulls, người trung bình 4,37 km mỗi trận, ở rất xa mức 8 km nói trên, bù lại là rất nhiều pha chạy nước rút.
Ở môn bóng chuyền, các VĐV di chuyển qua lại rất nhiều, một số trò chơi chỉ đi ba bộ, một số trận dẫu diễn ra trong 3 set, một số là 5 và không cố định trong khoảng thời gian cụ thể.
Việc một VĐV quần vợt chạy hơn 4,8 km mỗi trận đấu có 5 set không phải là hiếm, mặc dù trong trường hợp kéo dài hơn, người chơi phải chạy lên tới khoảng hơn 8 km. Đây là con số đặc biệt ấn tượng khi xem xét rằng, sân tennis chỉ có chiều rộng là 8 mét.
Từ những số liệu nói trên đã chỉ ra rằng, ngoại trừ marathon hay bán marathon, không VĐV nào có thể sung mãn và bền bỉ hơn các cầu thủ bóng đá. Họ xứng đáng là số một về sức chịu đựng cả về thời gian lẫn khoảng cách di chuyển trên sân.