Bi kịch của Radwan hay bi kịch của những cầu thủ "vô giá trị"

thứ tư 5-10-2016 16:16:38 +07:00 0 bình luận
Bi kịch của Radwan Hamed cho thấy mảng tối của bóng đá Anh. Đó là sự vô cảm đến độc ác của các CLB chuyên nghiệp với những cầu thủ “vô giá trị”.

Bi kịch của cầu thủ xấu số Radwan Hamed giúp chúng ta thấy mảng tối của bóng đá Anh. Nó phản ánh sự vô cảm đến độc ác của các CLB chuyên nghiệp với những cầu thủ “vô giá trị”.

Hôm thứ Ba, tòa án tối cao Anh kết luận CLB Tottenham và một bác sĩ cấp cao thuộc FA phải chịu trách nhiệm cho "tai nạn" của Hamed vào năm 2006. Khi đó cầu thủ 17 tuổi này bị trụy tim chỉ 6 phút sau khi được tung vào sân trong một trận đấu chính thức của Spurs.

Đó là trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên và cũng là cuối cùng của Hamed. Não anh bị tổn thương nặng vì thiếu oxy trong vòng 16 phút trước khi xe cứu thương đến. Và dù vẫn sống sót nhưng kể từ đó Hamed bị mù, không thể đi lại hay trò chuyện được nữa. 

\'

Radwan Hamed (áo trắng) trước khi đổ gục xuống sân năm 2006

Điều đáng nói là trước đó bác sĩ Peter Mills - một chuyên gia tim mạch của LĐBĐ Anh - đã phát hiện và ghi trong báo cáo là tim của Radwan "rõ ràng không bình thường". Sau đó ông gửi thông tin này tới bác sĩ Charlotte Cowie - trưởng bộ phận y tế của Tottenham – nhưng có vẻ đội bóng thành London không quan tâm và vẫn để Hamed thi đấu.

ảnh quoteHiện tại Charlotte Cowie đang là giám đốc y tế của FA và sẽ chịu trách nhiệm cho "an toàn" của tuyển Anh trong trận đấu với Malta tại Wembley vào cuối tuần này.

Sự tắc trách khiến Radwan suýt chết và sống cuộc đời tàn tật từ khi 17 tuổi. Nhưng phải mất 10 năm sau toà án tối cao của London mới bắt Tottenham chịu 70% trách nhiệm và 30% trách nhiệm còn lại thuộc về các bác sĩ.

Họ phải bồi thường số tiền không được tiết lộ, nhưng ước tính khoảng 7 triệu bảng cho nạn nhân.  

Trong 10 năm qua Hamed đã 2 lần suýt chết còn gia đình anh rơi vào cảnh túng quẫn vì quá trình kiện tụng liên miên. Cha của Hamed, ông Raymond, cho biết trong một lần con trai ốm nặng và dường như hấp hối, Tottenham đã cử người tiếp xúc với gia đình và đưa ra lời đề nghị trị giá 250 nghìn bảng để “xoa dịu nỗi đau”. 

klk
Bố mẹ Hamed (bên trái) bên ngoài Tòa án London hôm thứ Ba. Họ thắng kiện Tottenham sau 8 năm đòi công lý cho con trai.

Đội chủ sân White Hart Lane thậm chí còn phớt lờ lời yêu cầu tặng vé cả mùa cho Hamed cũng như cho người chăm sóc anh.

ảnh quoteSố cầu thủ đột tử trên sân:

2016: 7 cầu thủ

2015: 8

2014: 4

2013: 10

2012: 6

Ở tòa, Tottenham phủ nhận ý định dùng 250 nghìn bảng để dàn xếp vụ kiện, nói đây là đề nghị chi trả viện phí trước khi bảo hiểm thanh toán tiền cho Hamed. CLB nói thêm 2 bác sĩ chịu trách nhiệm chính cho bi kịch của Hamed đã không còn ở CLB, và sẵn lòng để Radwan cùng người chăm sóc anh đến dự khán các trận của CLB trong tương lai.

Dù sao Hamed vẫn còn sống và được bồi thường cho số tiền khổng lồ. Rất nhiều những bi kịch tương tự từng xảy ra trong môn thể thao Vua mà không có cái kết như thế.

Antonio Puerta qua đời khi 22 tuổi năm 2007 khi chơi cho Sevilla. Gia đình cầu thủ Tây Ban Nha chỉ được bồi thường 200 nghìn euro. Năm 2012, Piermario Morosini đột tử ở tuổi 25 và được hai CLB Vicenza và Livorno… treo áo số 25. Tương tự là Marc-Vivien Foé được Man City treo áo số 23.   

sda
Có rất nhiều cầu thủ bị đột tử trên sân bóng 
ảnh quoteMan Utd chi 34 triệu bảng để trả lương cho các "thương binh" trong hai năm từ 2012 đến 2014. Trong giai đoạn này Arsenal và Man City mỗi đội tốn hơn 30 triệu bảng.

Có một thực tế ở Anh là các CLB rất quan tâm tới những cầu thủ chấn thương ngắn hạn. Trong trường hợp phải nghỉ dài hạn, chỉ có các ngôi sao lâu năm hay tài năng đầy hứa hẹn mới được ưu ái trước khi CLB hết kiên nhẫn.

Đó là trường hợp của Jack Wilshere, Diabi ở Arsenal hay Danny Welbeck ở Man Utd…

Còn các cầu thủ không còn giá trị sẽ bị quay lưng phũ phàng dù còn hợp đồng. Newcastle cho mượn Jonás Gutiérrez ngay khi biết anh bị ung thư. Jonas tự trang trải viện phí và khỏi bệnh trở về thì lại bị “đì” trên băng ghế dự bị trước khi đơn phương thanh lý hợp đồng.

Với những cầu thủ bị đau tim hay có nguy cơ mất mạng như Radwan Hamed, Tottenham đơn giản chỉ muốn rũ bỏ trách nhiệm thật nhanh.

Công lý không phải lúc nào cũng được thực thi, nhưng nó sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Bi kịch của Radwan: Bi kịch của những cầu thủ ''vô giá trị''

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm