Về việc Johan Cruyff đã đặt ông vào vị trí chủ chốt trong “Dream Team” của Barca hơn một thập kỷ trước, Pep nói: “Bóng đá sau đó đã có sự khác biệt. Nếu hiện tại tôi mới 20 tuổi như thời đá cho Barca, tôi sẽ không thể chơi như một cầu thủ chuyên nghiệp. Tốt nhất tôi muốn chơi ở giải hạng ba. Tôi không có tốc độ, tôi không có khả năng chạy và chạy trong suốt 90 phút như các tiền vệ trung tâm đang chơi ngày nay.
Tôi không giỏi ở khả năng tranh chấp trên không. Tôi không có thể hình tốt. Tôi không rê dắt được qua đối thủ và tôi không tắc bóng tốt”.
Quan điểm của Pep, ở thời điểm đó, bóng đá trở nên đòi hỏi thể lực và thể hình hơn, đặc biệt ở khu vực giữa sân. Những lời của đương kim HLV Bayern trở lại tâm trí tôi khi chứng kiến cuộc cách mạng của Mancini tại Inter. Vị HLV người Italia đang tập hợp một lực lượng trông giống như của năm 2002. Những cầu thủ chơi sáng tạo như Hernanes và Mateo Kovacic bị đẩy đi. Thay thế là Geoffrey Kondogbia và Felipe Melo, những chiến binh có thể chạy cả ngày. Fredy Guarin, một vận động viên điền kinh kỳ cục khác, trở thành trụ cột sau khi hầu như không chơi nhiều trong thời gian đầu của mùa giải trước. Ngoại trừ Medel là kẻ “lùn” hiếm hoi, chúng ta có thể thấy đội hình của Inter-Mancini có trung bình chiều cao tốt.
Tôi không có ý nhận định Melo, Kondogbia và Guarin là những cầu thủ kém, chỉ đơn giản không ai trong số họ đóng vai trò làm bóng như mọi CLB khác tại châu Âu. Lối chơi của Inter dưới bàn tay Mancini gợi lại hình ảnh Inter trước khi bước vào thiên niên kỷ: giữ 6 hoặc 7 cầu thủ ở sân nhà để phòng thủ và khi giành được bóng là phất lên.
Những kết quả Inter gặt hái được không tồi, nhưng trong tương lai dài rõ ràng, lối chơi thiên về thể lực không phải tích cực.