Từ khía cạnh tài chính, việc Cristiano Ronaldo chuyển đến Roma là điều bị nghi ngờ lớn. Khi Juventus phải bán CR7 vào năm ngoái, kết hợp với hiệu ứng COVID-19, nó chỉ cho thấy sự thật rằng CLB đã cạn kiệt ngân sách vì chi phí cho một ngôi sao lớn.
Nhưng nếu tiền đạo người Bồ Đào Nha chấp nhận giảm lương đáng kể thì thương vụ này không phải là bất khả thi. Lý do? Thuế suất cố định đối với thu nhập của cầu thủ người nước ngoài tại Ý cho phép anh chỉ phải trả 100.000 euro cho tiền lương triệu phú của mình.
Đây cũng có thể là chìa khóa để hiện thực hóa giấc mơ, bởi so với tại Serie A, Ronaldo sẽ phải trả rất nhiều tiền thuế khi chơi ở các giải vô địch khác.
Ronaldo từng nhận mức lương ròng 31 triệu euro. Sau đó, anh được bán cho MU với giá 15 triệu cộng với 8 triệu tiền thưởng, nhận khoản tiền lương tương tự.
Nhưng cũng nhờ sự xuất hiện của Ronaldo, “thương hiệu” Juventus đã tăng giá trị lên xấp xỉ 500 triệu euro, trong khi lượt theo dõi trên mạng xã hội tăng từ 50 lên hơn 110 triệu, kèm theo các hoạt động liên quan. Chưa hết, các nhà tài trợ và hàng hóa của Juventus, ngay cả khi có đại dịch, vẫn tăng đột biến.
Liệu một đội bóng có doanh thu không tới 200 triệu euro, với ngân sách thường xuyên ngập trong nợ nần (hơn 300 triệu) như Roma có thể thực sự nghĩ đến việc mua một ngôi sao thế giới?
Roma đang nghĩ về điều đó. Chủ sở hữu Dan Friedkin là người khiến cả thế giới choáng váng một năm trước khi đem về Jose Mourinho. Và rồi mối quan hệ giữa Tổng giám đốc Tiago Pinto với người đại diện của Ronaldo, Jorge Mendes - cũng đại diện cho Mourinho - rất tuyệt vời.
Để ý tưởng này trở thành hiện thực, một loạt điều kiện phải xảy ra. Ronaldo cần chấp nhận không chơi ở Champions League. MU đồng ý trả 70-75% tiền lương. Trong khi đó, Roma phải hy sinh Nicolo Zaniolo để thu về số tiền đủ lớn. Ngược lại, thương vụ Ronaldo sẽ là liều thuốc chữa khỏi nỗi đau chia tay một ngôi sao lớn.