Thị trường chuyển nhượng Hè của Anh có khả năng cán mốc 1 tỷ bảng

thứ bảy 9-7-2016 18:22:00 +07:00 0 bình luận
Ngay trong tuần đầu của kỳ chuyển nhượng Hè 2016, các CLB Premier League đã mua sắm tới khoảng 300 triệu bảng.

Ngay trong tuần đầu của kỳ chuyển nhượng Hè 2016, các CLB Premier League đã mua sắm tới khoảng 300 triệu bảng. Để dễ hình dung số tiền này nhiều ra sao, có thể so sánh với 870 triệu bảng được chi trên TTCN bóng đá Anh trong suốt 9 tuần Hè 2015.

Tác động từ bản quyền truyền hình 

Chứng kiến xu thế như vậy, Deloitte dự báo cho tới ngày cuối 31/08, tổng số tiền Premier League dùng cho chuyển nhượng rất dễ vượt mốc 1 tỷ bảng.

Để hình dung đột phá này kinh khủng tới mức nào thì chỉ cần nhớ lại mùa qua, tổng số tiền giao dịch ở Premier League trong cả 2 kỳ chuyển nhượng chỉ ở mức 1,045 tỷ bảng.

Nguyên nhân phần nào đương nhiên do gia tăng thu nhập từ bản quyền truyền hình, giúp mỗi đội dự kiến bỏ túi thêm 30-50 triệu bảng ở mùa 2016/17.

Leicester “phá két” để có tiền đạo Ahmed Musa (CSKA Moskva) với giá kỷ lục CLB 16 triệu bảng.

Leicester “phá két” để có tiền đạo Ahmed Musa (CSKA Moskva) với giá kỷ lục CLB 16 triệu bảng.

Ngay đầu mùa này, Premier League không thiếu vụ giao dịch đắt giá, nhưng chưa tới mức cao chót vót như Arsenal rước tiền vệ Granit Xhaka (Monchengladbach) với giá 34 triệu bảng hay Chelsea thêm tiền đạo Michy Batshuayi (Marseille) 33,2 triệu bảng.

Man Utd mua tiền vệ tấn công Henrikh Mkhitaryan (Dortmund) 26 triệu bảng và trung vệ Eric Bailly (Villarreal) 30 triệu bảng. ManCity sắm tiền vệ Ilkay Gundogan (Dortmund) 20 triệu bảng và cầu thủ chạy cánh Nolito (Celta) 13,8 triệu bảng.

Liverpool bổ sung tiền đạo Sadio Mane (Southampton) 34 triệu bảng, còn ĐKVĐ Anh Leicester “phá két” để có tiền đạo Ahmed Musa (CSKA Moskva) với giá kỷ lục CLB 16 triệu bảng và tiền vệ Nampalys Mendy (Nice) 13 triệu bảng.

Quan hệ giữa cung với cầu

Theo Phil Smith – tay môi giới từng đại diện cho Gianfranco Zola, Andrey Arshavin và Harry Kane phân tích, những bản hợp đồng lớn xuất hiện sớm ở Hè 2016 còn chịu tác động từ cung với cầu.

Và cầu thủ đến từ CLB hoặc giải càng lớn, giá trị sẽ càng cao. Đồng thời, giá cầu thủ càng dội lên nếu vị trí anh ta thi đấu chính là nơi mà CLB đang hỏi mua bức thiết cần củng cố.

Ví dụ như Eric Bailly với Man Utd, Sadio Mane với Liverpool, Michy Batshuayi với Chelsea và Arsenal với Granit Xhaka – vụ chuyển nhượng đắt nhất Hè 2016.

Liverpool bổ sung tiền đạo Sadio Mane (Southampton) 34 triệu bảng.

Liverpool bổ sung tiền đạo Sadio Mane (Southampton) 34 triệu bảng.

Cũng liên quan tới cung và cầu, một chuyên gia cung cấp dữ liệu cầu thủ cho các CLB tiết lộ, ban huấn luyện thường triển khai vấn đề thành 2 bước.

Bước đầu là xác định mẫu cầu thủ mà đội bóng cần, bước hai là liệt kê 3-4 cái tên mà họ cho rằng đáp ứng yêu cầu. Nhưng không phải lúc nào cũng ráp vào vừa khít.

Bởi vậy mới có chuyện Riyad Mahrez từ Le Havre thuộc Ligue 2 đến Leicester hồi tháng 01/2014 với giá chỉ 375.000 bảng.

Hóa ra, Leicester mua Riyad Mahrez chỉ để dùng tạm, như tiết lộ hồi tháng 02/2016 của Gary Lineker khi tình cờ nghe Steve Walsh – trưởng ban săn tài năng cho “Bầy cáo” nói về ngôi sao này.

Gary Lineker khẳng định: “Tôi biết khi nhìn thấy Riyad Mahrez, Steve Walsh thật ra đang quan sát mục tiêu khác nhưng không thành, nên phải quay lại lấy đỡ Riyad Mahrez”.

Độ tuổi và dữ liệu “cứng” với “mềm”

Tuy nhiên, quan hệ giữa cung với cầu chỉ giải thích phần nào câu hỏi tại sao cầu thủ này lại rẻ hơn cầu thủ kia. Giá trị của cầu thủ cao hay thấp còn tùy vào tuổi tác.

Một chuyên gia tư vấn dữ liệu giải thích: “Một trong những yếu tố quan trọng nữa là tuổi của cầu thủ với đỉnh cao xấp xỉ 25. Qua độ tuổi này, giá trị cầu thủ sẽ giảm dần”.

Điều này giải thích tại sao Henrikh Mkhitaryan (27 tuổi) vừa nổi tiếng, lại là cầu thủ tấn công nhưng rẻ hơn Eric Bailly, hậu vệ mới 22 tuổi.

Song song đó, giá cầu thủ biến động còn vì ảnh hưởng của dữ liệu. Trong 20 năm qua, dự liệu cầu thủ đã phát triển tới mức hiện nay, đánh giá họ cần phải dựa vào cả “dữ liệu cứng” lẫn “dữ liệu mềm”.

“Dữ liệu cứng” là những thống kê quen thuộc được trao tay cho HLV cùng các thành viên trong ban huấn luyện.

“Dữ liệu mềm” là tình hình CLB muốn mua cầu thủ và yếu tố này thật sự có tác dụng trực tiếp đẩy giá cầu thủ lên hay không.

Henrikh Mkhitaryan (trái, 27 tuổi) vừa nổi tiếng, lại là cầu thủ tấn công nhưng rẻ hơn Eric Bailly, hậu vệ mới 22 tuổi.

Henrikh Mkhitaryan (trái, 27 tuổi) vừa nổi tiếng, lại là cầu thủ tấn công nhưng rẻ hơn Eric Bailly, hậu vệ mới 22 tuổi.

Ví dụ như trung vệ tuyển Anh John Stones (Everton). Nếu muốn có anh ở mùa trước, Chelsea phải trả giá rất cao do chủ sân Stamford Bridge cần một trung vệ “cây nhà, lá vườn” để thay thế John Terry.

Nhưng trong mắt Liverpool và Man Utd, giá trị của John Stones giảm rất nhiều do các CLB này không thiếu “cây nhà, lá vườn” để đáp ứng quy định của Premier League.

Định mức 8 cầu thủ “cây nhà, lá vườn” trong danh sách đăng ký thi đấu 25 cầu thủ của mỗi đội cũng có nghĩa là giá trị của những cầu thủ trải qua ít nhất 3 năm tại học viện ở Anh hoặc Wales trước lúc mừng sinh nhật thứ 21 rất dễ tăng tới mức phi lý.

Vì vậy mới có chuyện Raheem Sterling chưa nổi tiếng mà buộc Man City phải bỏ ra đến 49 triệu bảng, vừa đủ mua được 130 anh Riyad Mahrez.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm