Arsene Wenger lần đầu tiên so tài với Antonio Conte mà nó cũng làm người hâm mộ liên tưởng đến những cuộc đụng độ giữa Arsenal và Chelsea trong quá khứ.
Trong suốt 20 năm dẫn dắt Arsenal, Wenger đã lần lượt chạm trán 14 HLV của Chelsea cho đến khi bắt đầu cuộc chiến mới với Conte, một nhà cầm quân có phong cách rất khác biệt. Wenger đã thấy những hạn chế của bóng đá Anh, thực hiện cách mạng hóa trận đấu, đặc biệt là về mặt sinh lý (các chức năng cơ học, lý học và hóa sinh học của con người), qua phong cách huấn luyện và tuyển dụng cầu thủ nước ngoài.
Bằng nhiều cách, Arsenal và Chelsea đã giúp phát triển Premier League như bất kỳ câu lạc bộ khác. Họ là hai đội hiếm hoi ở Premier League không có một HLV người Anh nào trong suốt 2 thập kỷ qua. Họ cũng dẫn đầu về cầu thủ nước ngoài: Arsenal ban đầu được pha trộn bởi rất nhiều người Pháp, còn Chelsea là với người Italia. Chelsea là CLB đầu tiên ra sân bằng một đội hình toàn nước ngoài - trong năm 1999, trong khi 6 năm sau Arsenal cũng lặp lại kịch bản tương tự.
Tuy nhiên, hai CLB lại đại diện cho những quy mô khác nhau. Arsenal là đội bóng ổn định, dựa vào truyền thống và tài chính chặt chẽ, cố gắng sử dụng đội ngũ cầu thủ trẻ với một triết lý nhất quán, phù hợp với yêu cầu của Wenger. Ngược lại, Chelsea đã dựa rất nhiều vào sự giàu có của ông chủ Roman Abramovich, người tiếp quản vào năm 2003 và cung cấp số tiền khổng lồ để mua các siêu sao. Trong thời gian đó, Chelsea xoay quanh vô số cách tiếp cận chiến thuật do sự hiện diện của nhiều HLV.
Từ khi Wenger đến bóng đá Anh, Chelsea đã giành được nhiều chức vô địch hơn, cũng như nhiều Cúp FA và thành công hơn Arsenal ở đấu trường châu Âu. Trong thời gian này, nếu Chelsea bùng nổ chi tiêu thì Wenger lại thực hiện dự án khắc khổ của mình, đặc biệt là việc chuyển từ sân Highbury tới Emirates.
Cuộc chiến giữa Arsenal và Man Utd đã giảm bớt sức nóng kể từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu. Vì vậy, Chelsea đã trở thành đối thủ khó chịu nhất của “Pháo thủ”, đặc biệt là kể từ khi Wenger hứng chịu những kết quả nghèo nàn chống lại Jose Mourinho, kẻ thù xung đột không đội trời chung.
Bây giờ, không phải Mourinho mà Conte mới là thách thức đáng sợ cho Wenger thông qua những thành công cũng như cách áp dụng chiến thuật đặc sắc của mình. Bất chấp việc để thua Liverpool trên sân nhà ở vòng đấu trước, đội bóng của Conte vẫn có thể gây ra vấn đề lớn cho Arsenal giống như trong quá khứ.
Conte không nhất thiết phải chơi phòng thủ, cũng không coi đây là cách tiếp cận của mình mặc dù ông chú trong rất nhiều vào khía cạnh này. Ngay trong những ngày đầu tiên trong sự nghiệp huấn luyện, Conte đã theo đuổi hệ thống siêu tấn công 4-2-4 và sau đó phát triển thành những biến thể 3-5-2, 4-3-3.
Sau thất bại trước Liverpool, Conte chắc chắn sẽ rút ra những bài học cho mình để thực hiện một cách tiếp cận chủ động hơn trong việc bảo vệ chống lại Arsenal.
Người hâm mộ chưa được nhìn thấy Conte thể hiện tại Old Trafford, Anfield, Etihad hay Emirates. Nhưng với cuộc so tài hôm nay, nhà cầm quân người Italia sẽ thực sự biến nó thành một trong những trận cầu kinh điển của Premier League ở thời kỳ hiện đại.