Có thể nói bóng chuyền Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hòa nhập với bóng chuyền thế giới. Sau gần 20 năm tiến lên chuyên nghiệp, nên bóng chuyền nước nhà đã có những thành tích đáng kể với sân chơi khu vực cũng như trên bình diện châu lục.
Đây được coi là thành tích đáng kể khi chỉ mới đây, chúng ta bắt đầu từ con số 0. Tuy nhiên, trong suốt quá trình vươn lên hòa nhập cùng bóng chuyền thế giới chúng ta cũng kịp và lần thay đổi thể thức giải bóng chuyền VĐQG.
Bóng chuyền Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hòa nhập với bóng chuyền thế giới
Kể từ năm 2004, mỗi mùa giải sẽ có 12 câu lạc bộ bóng chuyền nam và 12 câu lạc bộ bóng chuyền nữ tham dự. Các đội sẽ chia thành 2 bảng theo kết quả bốc thăm và đấu vòng tròn tính điểm theo 2 giai đoạn, kết quả này giữ nguyên cho cả 2 giai đoạn thi đấu. Việc các đội trong mỗi mỗi bảng sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm giúp chọn ra các đội mạnh nhất.
Các đội ở tốp đầu sẽ được tham dự Cúp Hùng Vương, Cúp Hoa Lư. (Vòng chung kết này không tính điểm cho giai đoạn 2). Giai đoạn 2 của giải bóng chuyền VĐQG cũng thi đấu vòng tròn 1 lượt, điểm ở giai đoạn lượt đi sẽ được tính gộp với giai đoạn 2. Các đội đạt thành tích cao sẽ vào vòng tranh chức vô địch còn các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để tìm ra 2 đội xuống hạng đối với nam và 2 đội đối với nữ.
Cách tính điểm cũng có sự thay đổi
Đến năm 2015 trở lại đây, giải VĐQG được tính điểm theo cách tính mới: Trận thắng với tỷ số (3-0 hoặc 3-1): đội thắng được 3 điểm, đội thua được 0 điểm. Trận thắng với tỷ số (3-2): đội thắng được 2 điểm, đội thua được 1 điểm. Bỏ cuộc: 0 điểm. Về thứ tự xếp hạng được tính: Đội có nhiều trận thắng nhất xếp trên. Nếu hai hay nhiều đội có tổng số trận thắng bằng nhau thì đội nào có tổng số điểm nhiều hơn thì xếp trên.
Trong trường hợp hai hay nhiều đội có tổng số điểm bằng nhau thì đội nào có tỷ số "tổng hiệp thắng/tổng hiệp thua" lớn hơn đội đó xếp trên. Nếu tỷ số "tổng hiệp thắng/tổng hiệp thua" vẫn bằng nhau thì đội nào có "tổng quả thắng/tổng quả thua" lớn hơn sẽ xếp trên. Nếu tỷ số "tổng quả thắng/tổng quả thua" vẫn bằng nhau thì đội nào thắng trong trận đấu giữa 02 đội ở vòng 2 được xếp trên.
Việc chia lại bảng đấu cũng được tính đến từ năm 2019
Một thay đổi nữa là từ mùa giải 2019, sau khi vòng 1 khép lại, các đội xếp ở vị trí 1, 3 và 5 của bảng A và B sẽ lần lượt nhóm lại với các đội xếp hạng 2 và 4 ở bảng B và A để tạo thành bảng C và D. Các đội sẽ tiếp tục thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, sau đó cộng tổng thành tích ở hai vòng bảng để tìm ra những cái tên lọt vào vòng chung kết.
Tại vòng chung kết và xếp hạng, các đội nhất, nhì của bảng C, D của cả nội dung nam, nữ thi đấu bán kết (nhất C gặp nhì D và nhất D gặp nhì C). Hai đội thắng bán kết tranh nhất nhì, hai đội thua ở bán kết tranh hạng ba, tư Các đội xếp hạng 3 của hai bảng C, D thi đấu xếp hạng 5, 6. Các đội thứ 4, 5 của hai bảng C, D đấu chéo chia hạng 7, 8, 9 và 10.
Bóng chuyền Việt Nam đã tiến lên chuyên nghiệp được gần 20 năm
Như vậy, Liên đoàn bóng chuyền đã có những bước thay đổi đáng kể để bóng chuyền Việt Nam tiếp cận với hệ thống thi đấu mới và các thay đổi này giúp các đội bóng tham dự giải có được sự công bằng hơn trong thi đấu và xếp hạng.