Bóng chuyền nữ của kỳ Olympic năm nay nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả trên toàn thế giới. 12 đội bóng mạnh nhất hành tinh tề tựu về Tokyo để tranh tài trong hơn 2 tuần lễ. Đội tuyển bóng chuyền nữ Mỹ đã leo lên đỉnh cao nhất của Thế vận hội sau rất nhiều nỗ lực với huyền thoại Karch Kiraly trong vai trò HLV trưởng.
Tuy vậy, nhìn lại hành trình của bóng chuyền nữ tại Thế vận hội năm nay có thể nhận ra màn trình diễn tuyệt vời của Tijana Boskovic giúp đội bóng chuyền nữ Serbia có được tấm Huy chương đồng. VĐV năm nay 24 tuổi đã trở thành người ghi điểm nhiều nhất của bóng chuyền nữ với 192 điểm sau 8 trận, ghi trung bình 24 điểm/trận.
Mặc dù thành tích của Tijana Boskovic không phải là một kỷ lục Olympic - kỷ lục cao nhất tính tới thời điểm hiện tại do Kim Yeon Koung của Hàn Quốc ghi được tại London 2012 với 207 điểm. Tại giải đấu năm nay, cô cũng là cầu thủ ghi điểm tốt thứ hai của Olympic Tokyo 20201 với 136 điểm.
Thành tích ghi 30 điểm trong 1 trận đấu tại Olympic năm nay đã có tới 5 lần các VĐV đạt được đó chính là ngôi sao Tijana Boskovic (3 lần), Kim Yeon Koung, Jordan Thompson. Boskovic đã làm được điều đó hai lần trong ba set, trước Nhật Bản với 34 điểm và Hàn Quốc với 30 điểm, và thêm thêm 32 điểm trong trận thua 5 set trước Brazil. Kim Yeon Koung đã cán mốc 30 điểm trong chiến thắng chung cuộc 3-2 của Hàn Quốc trước Nhật Bản.
Jordan Thompson là cầu thủ duy nhất khác lọt vào danh sách, ghi được 34 điểm khi cô dẫn dắt Mỹ giành chiến thắng trước đương kim vô địch Trung Quốc. Đáng chú ý Boskovic và Thompson là hai cầu thủ duy nhất đạt 30 điểm trở lên chỉ trong ba set tại Thế vận hội Olympic.
Tuy nhiên, nổi bật tại Olympic Tokyo 2021 là ngôi sao, chủ công 17 tuổi của Nga, Arina Fedorovtseva, người đã trở thành chủ công tốt nhất của giải đấu trên đất Nhật Bản. Cạnh đó, ngôi sao xinh đẹp Zehra Gunes của Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thành tích cản phá cao nhất mọi thời đại với hiệu suất 1,16/set để có thành tích tốt hơn kỷ lục 1,13 mỗi set của Danielle Scott của Mỹ đã đạt được kể từ Sydney 2000.
Sau khi đội tuyển bóng chuyền nữ Mỹ lên ngôi tại Ariake Arena, hai cầu thủ đã gia nhập danh sách 14 cầu thủ đã giành được ít nhất ba huy chương Olympic đó là đội trưởng Jordan Larson và Foluke Akinradewo đã có huy chương thứ ba và Huy chương vàng đầu tiên để thêm vào bộ sưu tập của họ, bao gồm HCB từ Olympic London 2012 và HCĐ từ Olympic Rio 2016.
Nhắc lại thế hệ huyền thoại người Cuba của những năm 1990 dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương Olympic môn bóng chuyền nữ với Ana Fernandez ở vị trí cao nhất cùng 3 HCV (tại Barcelona 1992, Atlanta 1996 và Sydney 2000) một HCĐ (tại Athens 2004). Cô cùng với các đồng đội Regla Bell, Marlenis Costa, Idalmis Gato, Mireya Luis và Regla Torres là những cầu thủ duy nhất đã giành được 3 HCV.
VĐV nữ duy nhất có tổng cộng 4 huy chương Olympic là huyền thoại bóng chuyền người Liên Xô - Inna Ryskal, đã giành HCV tại Mexico City 1968 và Munich 1972 cùng với HCB ở Tokyo 1964 và Montreal 1976.
Trên cương vị HLV Karch Kiraly đã giành được HCV Olympic thứ tư của mình sau khi dẫn dắt Mỹ lên ngôi vô địch. Trước đó, HLV Karch Kiraly đã giành được những huy chương này với tư cách cầu thủ bóng chuyền trong nhà tại Los Angeles 1984, Seoul 1988, cầu thủ bóng chuyền bãi biển tại Atlanta 1996. Trên cương vị HLV, ông cũng có một HCĐ với tư cách là huấn luyện viên đội tuyển nữ Hoa Kỳ tại Olympic Rio 2016.
Trước đó, HLV Lang Ping mới là người giành HCV Olympic cả với tư cách cầu thủ và huấn luyện viên. Trong tư cách là một VĐV tại Los Angeles 1984 bà đã giành HCV sau đó bà dẫn dắt Trung Quốc giành HCV Olympic Rio 2016. Bà là huấn luyện viên nữ duy nhất đã dẫn dắt đội bóng giành huy chương Olympic với 2 đội tuyển khác nhau là Trung Quốc tại Atlanta 1996, 2016 và Mỹ tại Olympic Bắc Kinh 2008.