Cô gái người dân tộc Ê đê sinh năm 1995 được đào tạo và nuổi dưỡng từ lò đào tạo trẻ Bình Điền Long An đã có những năm tháng thành công với tuyến trẻ của đội bóng hàng đầu Việt Nam. Sau những thành công ấy, cô gái có chiều cao 1,80m trở về phục vụ đội bóng quê nhà Đăk Lăk từ mùa bóng 2018.
Những thành công của đội luôn gắn liền với quá trình phát triển và cống hiến của chủ công này. Tại đây, cô gái trẻ được vùng vẫy và là chính mình khi cống hiến tất cả những gì mình có cho đội bóng quê hương.
H'mia Eban cùng các đồng đội tại VTV Bình Điền Long An
Tấm HCĐ tại Đại hội TDTT toàn quốc 2018 đánh dấu những bước đầu tiên của chủ công người dân tộc Ê-đê và cứ thế họ dần khẳng định vị trí của mình trên bản đồ bóng chuyền Việt Nam.
Việc đội bóng chuyền nữ Đăk Lăk trong một vài mùa trở lại đây chơi khởi sắc nhờ vào nội lực và thêm một số sự bổ xung của các cầu thủ trẻ từ những lò đào tạo hàng đầu Việt Nam như Thông tin Liên Việt PostBank hay một số CLB khác. Tuy nhiên cái chính vẫn dựa trên những cái tên như H’mia Eban, H’mia Niê, Nguyễn Thị Trinh hay Nguyễn Thị Phước.
Chiều cao không kém so với đàn chị Ngọc Hoa tại Bình Điền Long An
Trở lại với H’mia Eban, với lợi thế về chiều cao 1m80, sức bật đà trên 3m, tầm cắt bóng cao luôn là điểm tựa cho đồng đội trong những tình thế khó khăn. Yếu điểm về cơ thể hơi cứng, sức mạnh bộc phát cùng khả năng phòng thủ yểm hộ hàng sau chưa tốt là một điểm yếu của H’mia Êban.
Tuy nhiên trước những đội bóng yếu hoặc có trình độ tương đương đội trưởng của đội bóng Đắk Lắk tỏ rõ sự nguy hiểm khi ghi rất nhiều điểm với những pha tấn công trên chắn. Để hoàn thiện bản thân hơn chắc chắn bông hoa núi rừng Tây Nguyên sẽ phải rèn luyện nhiều hơn để xứng đáng là đầu tàu dẫn dắt đội bóng đến với những thành công mới trong những mùa giải tiếp theo.
Hình ảnh ngoài đời của bông hoa núi rừng Tây Nguyên
Từng là thành viên đội tuyển trẻ Việt Nam tham dự giải U19 châu Á năm 2012. H’mia ÊBan là VĐV có tố chất với hệ cơ bắp đẹp, dẻo dai sức chiến đấu và độ lì trong bản lĩnh thi đấu khiến các cầu thủ đối phương e ngại. Điểm mạnh của chủ công H’mia Eban là bật cao và có độ dừng trên không khiến các tình huống tấn công trên lưới đạt hiệu quả cực cao.
Trong chiến tích lên hạng của bóng chuyền Đăk Lăk hai năm trước Êban và vác đồng đội đều giành chiến thắng trước những đội bóng mạnh hơn để lập nên chiến tích cho bóng chuyền Tây Nguyên. Người góp công lớn nhất vào những chiến thắng chính là Ê'ban, cô xứng đáng trở thành tay đập số 1 của núi rừng Tây Nguyên.
H'mia EBan vui vẻ cùng đồng đội tại Bình Điền Long An
Tài năng, tuổi trẻ và đang được chơi trong môi trường thuận lợi cho sự phát triển xung quanh những đồng đội hay, chắc chắn bông hoa núi rừng Tây Nguyên sẽ còn tỏa sáng để dìu dắt lứa đàn em và đội bóng quê hương đến với những thành công hơn nữa trong tương lai.