Với các giải bóng chuyền VĐQG tại châu Á và khu vực ĐNÁ thì Việt Nam vẫn duy trì số lượng lớn các đội bóng tham dự giải đấu, số lượng các đội bóng sẽ được rút gọn dần trong thời gian tới. Đây là vấn đề đã có trong lộ trình của những người làm bóng chuyền Việt Nam. Từ năm 2018 số lượng các đội bóng tham dự giải đã rút ngắn xuống còn 10 đội nam và 10 đội nữ (trước đó con số là 12 đội).
Với số lượng ít, chất lượng chuyên môn sẽ được nâng cao và khi đó các giải đấu hạng thấp hơn như hạng A quốc gia sẽ nâng cao tính cạnh tranh hơn nữa. Theo đúng lộ trình thì giải VĐQG tới đây sẽ chỉ còn 8 đội nam và 8 đội nữ cạnh tranh chức vô địch của mỗi nội dung và chỉ có 1 đội xuống cũng như lên hạng vào cuối mùa giải.
Khi giải bóng chuyền VĐQG chuyển mình lên chuyên nghiệp, các cầu thủ ngoại binh cũng được mang về. Rất nhiều đội bóng đã thay đổi thành tích đến bất ngờ chỉ nhờ vào túi tiền tài trợ “khủng” khi mua được nhiều ngoại binh chất lượng. Điều bất cập trong số đó là việc ngoại binh thường chỉ hợp đồng ngắn hạn chơi trong vài ngày thi đấu của giải, thậm chí có những ngoại binh chỉ bay tới Việt Nam trước giờ thi đấu vài giờ để kịp ra sân cho đội bóng chủ quản.
Chính điều này đã làm thay đổi bóng chuyền Việt Nam khi họ chiếm luôn suất đánh chính trong giải nhưng không có thời gian tập trung cùng đội và cũng chẳng mang lại chút kinh nghiệm cũng như việc cọ xát trong suốt quá trình tập luyện. Điều này đôi khi còn mang lại những khó khăn khi cầu thủ ngoại binh khó hòa nhập với đội vì không có thời gian để làm quen.
Điều gây bất lợi nhất là việc họ đã hạn chế việc phát triển của những cầu thủ trẻ bởi nhiều đội bóng lắm tiền gần như bỏ qua khâu đào tạo trẻ để hướng tới cái đích cuối cùng là “thành tích” trước mắt. Chính vì chưa có cơ chế rõ ràng, chưa có lộ trình cụ thể nên mùa giải 2012 chính là mùa giải cuối cùng các đội bóng tại Việt Nam được sử dụng ngoại binh tại giải VĐQG.
Từ mùa giải 2019 sau khi vòng I khép lại, các đội xếp ở vị trí 1, 3 và 5 của bảng A và B sẽ lần lượt nhóm lại với các đội xếp hạng 2 và 4 ở bảng B và A để tạo thành bảng C và D. Các đội sẽ tiếp tục thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, sau đó cộng tổng thành tích ở hai vòng bảng để tìm ra những cái tên lọt vào vòng chung kết.
Đây cũng là thay đổi đáng chú ý nhất của bóng chuyền Việt Nam kể từ khi chuyển mình lên chuyên nghiệp. Thể thức thi đấu mới này giúp tạo nên sự công bằng hơn trong giải đấu mà vòng 2 cùng vòng chung kết xếp hạng cách vòng 1 đến cả nửa năm.
Mùa giải năm nay, sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 gây nên đã khiến vòng 1 giải bóng chuyền VĐQG PV Gas 2020 phải lùi xuống tới đầu tháng 6, đúng lịch nhu dự kiến và khi dịch bệnh được kiểm soát tốt thì vòng 2 và VCK xếp hạng sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 này.