Nhìn lại 19 mùa bóng đã đi qua có thể thấy, các đơn vị đăng cai giải bóng chuyền VĐQG trải dài trên cả nước, trong số đó nổi lên nhiều địa phương lọt Top đơn vị đăng cai nhiều nhất. Những địa phương có cơ sở vật chất đáp ứng đủ các tiêu chí của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam như tại các thành phố lớn TP.HCM, Hà Nội…hay một số địa phương có truyền thống. Thông thường giai đoạn (GĐ) 1 có 2 địa phương trong cùng một miền đăng cai và giai đoạn 2 giải sẽ chuyển tới hai địa phương ở miền khác đăng cai.
Đặc biệt, trong 19 mùa giải đã đi qua, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lắk nổi lên là đơn vị đăng cai uy tín bậc nhất khi có tới 8 lần vinh dự được tổ chức giải đấu bóng chuyền hàng đầu Việt Nam. Cùng với đó là các địa phương TP.HCM, Khánh Hòa và Hải Dương… đã không ít lần đăng cai tổ chức giải.
Top các địa phương đã đăng cai giải bóng chuyền VĐQG trong 19 mùa giải:
8 lần đăng cai giải bóng chuyền VĐQG
Đăk Lắk trở thành địa phương quen thuộc với các VĐV bóng chuyền trong cả nước khi sở hữu 8 lần đăng cai giải bóng chuyền VĐQG kể từ năm 2004. Nhà thi đấu TP Buôn Ma Thuột trở thành sân thi đấu quen thuộc của các VĐV bóng chuyền trong cả nước. Các lần đăng cai của đơn vị Đắk Lắc : GĐ2-2005, GĐ2-2006, GĐ2-2007, GĐ1-2010, GĐ2-2012, GĐ2-2017, GĐ2-2018, GĐ2-2020
6 lần đăng cai bóng chuyền VĐQG
Địa phương có 6 lần đăng cai giải VĐQG đó là Ninh Bình. Đây cũng là 2 địa phương sở hữu các đội bóng chuyền nam mạnh của bóng chuyền Việt Nam. Cụ thể, Ninh Bình đăng cai vào GĐ1-2005, GĐ1-2008, GĐ2-2010, GĐ1-2019., GĐ2-2021 và mùa giải 2022.
5 lần đăng cai giải bóng chuyền VĐQG
Có 4 địa phương từng đăng cai 5 lần giải bóng chuyền VĐQG là TP.HCM, Khánh Hòa, Hải Dương và Phú Thọ. Đây cũng là những đơn vị sở hữu các đội bóng chuyền mạnh của cả nước, tuy nhiên hiện tại Phú Thọ và Hải Dương là 2 đơn vị chỉ còn đội bóng đang thi đấu tại giải hạng A (nam Công an Phú Thọ, nữ Hải Dương)
Cụ thể Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng cai: GĐ1-2004, GĐ2-2004, GĐ2-2009, GĐ2-2012, GĐ2-2015. Khánh Hòa: GĐ2-2008, GĐ2-2010, GĐ2-2015, GĐ2-2016, GĐ2-2020. Hải Dương: GĐ1-2008, GĐ2-2010, GĐ1-2012, GĐ1-2016, GĐ1-2018. Phú Thọ: GĐ1-2005, GĐ1-2006: GĐ1-2009, GĐ1-2013, GĐ1-2015.
4 lần đăng cai giải bóng chuyền VĐQG
Có 1 địa phương đăng cai 4 lần giải bóng chuyền VĐQG trong 19 mùa giải là Hà Tĩnh. Cụ thể Hà Tĩnh đăng cai: GĐ1-2009, GĐ2-2013, GĐ2-2016, GĐ1-2020.
3 lần đăng cai giải bóng chuyền VĐQG
Có 4 địa phương đăng cai 3 lần là Bắc Ninh, Thái Bình, Yên Bái, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mùa giải 2020 Bắc Ninh mới gia nhập vào danh sách này khi đăng cai GDD1 của giải đấu và tới năm 2021, Hà Nội cũng mới gia nhập thêm vào danh sách này.
Cụ thể Bắc Ninh đã đăng cai: GĐ2-2013, GĐ1-2019, GĐ1-2020. Thái Bình: GĐ1-2005, GĐ1-2015, GĐ1-2017. Yên Bái: GĐ1-2007, GĐ1-2013, GĐ1-2016. Hà Nội: GĐ1-2011, GĐ1-2018, GĐ1-2021, Vĩnh Phúc: GĐ1-2006, GĐ1-2007; 2022
2 lần đăng cai giải bóng chuyền VĐQG
Có 5 địa phương đã vinh dự đăng cai 2 lần giải bóng chuyền VĐQG là Bạc Liêu: GĐ1-2014, GĐ2-2019; Đồng Nai: GĐ2-2005, GĐ2-2007; Vũng Tàu: GĐ2-2008, GĐ2-2010; Quảng Ninh: GĐ1-2012, GĐ1-2021.
1 lần đăng cai giải bóng chuyền VĐQG
Trong bảng danh sách các địa phương đăng cai 1 lần có tới 10 đơn vị xuất hiện là: Nghệ An: GĐ2-2006; Tây Ninh: GĐ2-2017; Gia Lai: GĐ1-2010; Bình Dương: GĐ1-2014; Trà Vinh: GĐ1-2004; Vĩnh Long: GĐ2-2004; Long An: GĐ9-2019; Nam Định: GĐ1-2017; Thái Nguyên: GĐ1-2011.