Tiếp nối thành công của đàn chị Ánh Viên (HCV 200m hỗn hợp ở Olympic trẻ 2010), kình ngư Nguyễn Huy Hoàng đã thống trị đường đua xanh nội dung 800m tại Olympic trẻ 2018 ở Argentina, đồng thời thiết lập nên kỷ lục quốc gia mới ở nội dung này.
Nguyễn Huy Hoàng đánh bại kình ngư Nhật Bản giành HCV Olympic trẻ 800m lập KLQG
Vươn lên từ điều kiện khó khăn
Huy Hoàng sinh ra trong một gia đình không có truyền thống thể thao hay có điều kiện để được tập luyện chuyên nghiệp từ nhỏ. Nhưng kình ngư 18 tuổi này may mắn khi ba mẹ là ông Nguyễn Văn Vinh và bà Nguyễn Thị Học làm nghề chài lưới.
Tuổi thơ của Huy Hoàng gắn liền với sông nước, tố chất bên trong con người của Hoàng được bộc lộ dần theo năm tháng. Cậu bé người Quảng Bình biết bơi từ rất sớm. 3 tuổi đã biết vẫy vùng sông nước. Khi lớn hơn một chút, Hoàng đã biết giúp đỡ cha mẹ mang rong rêu cho bè cá ở giữa sông.
Ba mẹ làm nghề chài lưới đã "hun đúc" ra một kình ngư Huy Hoàng thống trị đường đua xanh cự ly dài
Bể bơi quen thuộc của Huy Hoàng là dòng sông Gianh gần nhà, nơi mà cậu bé tự do tập luyện với trò chơi mỗi ngày là bơi từ bờ sông bên này đến bờ sông bên kia. Đây được xem là lý do quan trọng giúp tài năng của bơi lội Việt Nam cực mạnh ở các cự ly bơi đường dài, vươn tầm từ khu vực cho đến châu lục. Huy Hoàng trở thành nam VĐV bơi lội hàng đầu Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Để bình chọn cho các đề cử tại Cúp Chiến thắng 2018:
1. Truy cập đường link: http://binhchon.cupchienthang.vn/cup-chien-thang.htm
2. Bình chọn qua tin nhắn:
CT <dấu cách> <mã số bình chọn> gửi 7069 (1000VNĐ/tin).
Bắt đầu được đào tạo bài bản từ năm 11 tuổi, "rái cá" sông Gianh phải xa gia đình và tự lo cho cuộc sống của mình. Huy Hoàng phải di chuyển từ Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Quảng Bình vào Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM rồi Cần Thơ. Khoảng cách địa lý càng ngày càng xa nhưng đó là con đường ngắn nhất để kình ngư này được thi đấu cọ xát và nâng cao kĩ thuật nhiều hơn. Mỗi năm Hoàng chỉ được về thăm gia đình vào dịp Tết với vỏn vẹn 10 ngày. Còn lại, Hoàng phải dành 8 tiếng/ngày để tập luyện từ đó mới thấy được nỗ lực tuyệt với của một VĐV tuổi chưa đầy đôi mươi.
Nguyễn Huy Hoàng trình làng tại giải VĐQG 2016
Tuy nhiên, chia sẻ sau khi giành tấm HCB lịch sử tại ASIAD 2018, Huy Hoàng cho biết không còn tập luyện tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ mà đang tập nhờ tại Quân khu 9, nơi có điều kiện cơ sở vật chất không được đảm bảo. Từ đó mới thấy được rằng, tài năng phải đi đôi với ý chí, nghị lực để có ngày hái được quả ngọt. Tại Cần Thơ, Huy Hoàng có vẻ "hợp cạ" với chuyên gia Huang Guohui, người đã giúp nhà vô địch cải thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích của mình.
Con sông Gianh ngày nào không còn đủ chỗ cho Huy Hoàng vùng vẫy nữa mà bây giờ chàng trai 18 tuổi đã bơi ra biển lớn, để hướng đến những thành tích cao hơn, đặc biệt là thực hiện ước mơ đến với Olympic từ thuở bé của mình.
Chỉ kém 17% giây so với Yoshida Keisuke và xếp thứ 4, lỡ HCĐ 400m nhưng Huy Hoàng đã trả món nợ sòng phẳng với tấm HCV 800m Olympic trẻ
Khả năng tham dự Olympic Tokyo 2020
Thành tích mới nhất của Huy Hoàng ở nội dung 800m (7:50.20) đã vượt qua chuẩn A Olympic Tokyo 2020 (7:54.31) dù vòng loại phải đến năm 2019 mới bắt đầu. Trong thời gian này, kình ngư tài năng của Việt Nam sẽ có dịp để tiếp tục cải thiện thành tích của mình, qua đó tiệm cận với nhóm giành huy chương Thế vận hội. Nếu đạt chuẩn A, Huy Hoàng sẽ trở thành nam VĐV đầu tiên của Việt Nam giành suất chính thức đến Olympic mà không phải chờ xét đến chuẩn B hay suất đặc cách, đây là điều mà Ánh Viên đã từng làm được.
Thành tích của Nguyễn Huy Hoàng ở các giải lớn. Đồ họa: Bá Đức
Ở các nội dung khác như 400m tự do hay 1500m, thành tích của Huy Hoàng chỉ kém chuẩn A một chút. Liên đoàn Thể thao dưới nước thế giới FINA, đưa ra mức thành tích ở 2 nội dung này lần lượt là 3:46.78 và 15:00.99 giây. Thời gian tốt nhất của kình ngư Quảng Bình ở 2 nội dung này được ghi nhận là 3:48.85 (Olympic trẻ 2018) và 15:01.63 (ASIAD 2018).
Như vậy, Huy Hoàng nhiều khả năng sẽ tham dự Olympic Tokyo 2020 với suất chính thức khi mà những thông số trước vòng loại vô cùng ấn tượng. Hy vọng tài năng trẻ này sẽ tiếp tục phát huy những tố chất tuyệt với của mình sẽ tạo ra thêm những bất ngờ cho người hâm mộ Việt Nam.
Danh sách đề cử 10 hạng mục Cúp Chiến thắng 2018:
*Nam VĐV của năm
- Trần Đình Nam (Vận động viên Pencak Silat, 01 HCV Hạng cân 70 – 75 kg ASIAD 2018)
- Nguyễn Văn Trí (Vận động viên Pencak Silat, 01 HCV Hạng cân 90 – 95 kg ASIAD 2018)
- Nguyễn Huy Hoàng (Vận động viên Bơi lội, 01 HCB 1500m tự do Nam, 01 HCĐ 800m tự do Nam ASIAD 2018, 01 HCV 800m Olympic trẻ 2018)
- Nguyễn Minh Phụng (Vận động viên Karatedo, 01 HCB hạng cân 84 kg ASIAD 2018)
- Nguyễn Quang Hải (Vận động viên Bóng đá Nam, 01 HCB giải U23 châu Á, hạng 4 ASIAD 2018)
*Nữ VĐV của năm:
- Bùi Thị Thu Thảo (Vận động viên Điền kinh, 01 HCV nội dung nhảy xa ASIAD 2018)
- Quách Thị Lan (Vận động viên Điền kinh, 01 HCB nội dung 400m rào, 01 HCĐ nội dung tiếp sức 4 x 400m ASIAD 2018)
- Nguyễn Thị Ngoan (Vận động viên Karatedo, 01 HCĐ giải Thế giới K1, 01 HCB giải vô địch Châu Á 2018, 03 HCV giải vô địch Đông Nam Á 2018)
- Nguyễn Thị Thật (Vận động viên Xe đạp, 01 HCV Nội dung xuất phát đồng hàng nữ, giải vô địch châu Á 2018)
- Nguyễn Thị Oanh (Vận động viên Điền kinh, 01 HCĐ nội dung 3000m vượt chướng ngại vật ASIAD 2018)
* HLV của năm:
- Nguyễn Mạnh Hiếu (HLV Điền kinh, dẫn dắt học trò giành 01 HCV, 01 HCĐ ASIAD 2018, 01 HCV giải Trẻ châu Á)
- Nguyễn Văn Hùng (HLV Pencak Silat, dẫn dắt học trò giành 02 HCV ASIAD 2018)
- Lê Văn Quang (HLV Rowing, dẫn dắt học trò giành 01 HCV, 01 HCB ASIAD 2018)
- Vũ Ngọc Lợi (HLV Điền kinh, dẫn dắt học trò giành 01 HCB, 01 HCĐ ASIAD 2018)
- Trần Văn Sỹ (HLV Điền kinh, dẫn dắt học trò giành 01 HCĐ ASIAD 2018, 01 HCĐ giải Trẻ châu Á 2018)
*VĐV trẻ của năm:
- Nguyễn Huy Hoàng (VĐV Bơi lội, 01 HCB, 01 HCĐ ASIAD 2018)
- Hồ Thị Kim Ngân (VĐV Taekwondo, 01 HCV hạng cân 44 kg Giải Trẻ thế giới 2018)
- Vũ Thị Ngọc Hà (VĐV Điền Kinh, 01 HCV nhảy ba bước giải Trẻ Châu Á 2018)
- Nguyễn Trung Cường (VĐV Điền kinh, 01 HCĐ nội dung 3000m vượt chướng ngại vật giải Trẻ châu Á 2018, Hạng 11 U20 Thế giới, Phá kỷ lục quốc gia)
- Đoàn Văn Hậu (VĐV Bóng đá Nam, 01 HCB giải U23 châu Á, Hạng 4 ASIAD 2018)
*Đội tuyển của năm
- Đội tuyển Bóng đá U23 (01 HCB giải U23 Châu Á 2018)
- Đội tuyển Bóng đá Olympic (Hạng 04 ASIAD 2018)
- CLB Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hoà (Hạng 4 giải CLB Nam châu Á 2018)
- CLB Futsal Thái Sơn Nam (HCB giải Futsal CLB châu Á 2018)
- CLB Bóng đá Hà Nội (giành ngôi vô địch Vleague 2018 với kỷ lục trước 05 vòng đấu, cũng là danh hiệu thứ 4 của đội tại giải quốc nội cao nhất của Bóng đá Việt Nam).
- Đội bóng rổ Cần Thơ Catfish (giành ngôi vô địch VBA – Giải bóng rổ nhà nghề Việt Nam 2018).
*Đồng đội cuả năm:
- Đội thuyền 4 nữ mái chèo đơn hạng nhẹ môn Rowing (Phạm Thị Thảo, Tạ Thanh Huyền, Hồ Thị Lý, Lường Thị Thảo, 01 HCV ASIAD 2018)
-Đội thuyền 4 nữ môn mái chèo đơn hạng nặng môn Rowing (Phạm Thị Huệ, Đinh Thị Hảo, Lê Thị Hiền, Trần Thị An, 01 HCB ASIAD 2018)
- Đồng đội nữ môn Pencak Silat (Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Huyền, Vương Thị Bình, 01 HCB ASIAD 2018)
- Đồng đội cầu mây nữ 4 người (Nguyễn Thị Quyên, Giáp Thị Hiền, Dương Thị Xuyên, Nguyễn Thị Phương Trinh, 01 HCB ASIAD 2018)
- Đồng đội tiếp sức 4 x 400m nữ môn Điền kinh (Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Thị Ngọc, 01 HCĐ ASIAD 2018)
*Hình ảnh của năm:
- Hình ảnh tiền vệ Duy Mạnh cắm cờ Tổ quốc trên sân vận động Thường Châu – Trung Quốc ngập tràn tuyết ở trận chung kết giải U23 Châu Á 2018.
- Hình ảnh đội tuyển U23 ăn mừng sau bàn thắng của Quang Hải – thể hiện sự quả cảm, tinh thần đoàn kết và chiến đấu hết mình trong trận chung kết mưa tuyết với Uzbekistan tại giải U23 châu Á.
- Hình ảnh Văn Thanh sau khi thực hiện thành công cú đá luân lưu quyết định ở trận bán kết giải U23 châu Á, giúp U23 Việt Nam hạ gục Quatar, giành quyền vào trận chung kết lịch sử.
- Hình ảnh võ sĩ Nguyễn Minh Phụng gục ngã, rồi tiếp tục đứng dậy thi đấu với khuôn mặt đầm đìa máu tại ASIAD 2018.
- Hình ảnh Bùi Thu Thảo trong cú nhảy quyết định, đạt 6m55, nội dung nhảy xa nữ ASIAD 2018, mang về tấm HCV lịch sử cho Điền kinh Việt Nam ở đấu trường đỉnh cao nhất châu lục.
*VĐV người khuyết tật xuất sắc của năm (chờ đến sau Asian Para Games vào tháng 10)
*VĐV được yêu thích nhất (do khán giả bình chọn)
*Thành tựu trọn đời (do Tổng cục TDTT cùng Hội đồng Bình chọn tư vấn và chọn lựa).