Việt Nam 2-3 Iraq
- Phản lưới nhà: Việt Nam khởi đầu chiến dịch Asian Cup 2019 bằng trận đấu với Iraq. Đối thủ được đánh giá cao hơn rất nhiều và đội bóng đến từ khu vực Trung Đông cũng chiếm lĩnh thế trận.
Tuy nhiên, bất ngờ ở phút 24, hậu vệ Ali Faez Atiyah đã phản lưới nhà. Thật trùng hợp khi bàn thắng gần nhất trước đó của ĐT Việt Nam ở đấu trường Asian Cup cũng xuất phát từ pha phản lưới nhà. Đó là bàn thắng được ghi ở vòng bảng Asian Cup 2007 do công của Keita Suzuki (Nhật Bản).
- Siêu phẩm của Ali Adnan: Đúng phút 90, từ chấm đá phạt cách khoảng 25m, hậu vệ Ali Adnan tung ra cú sút đưa bóng găm vào góc cao khung thành bay vào lưới khiến Việt Nam nhận thất bại. Đặng Văn Lâm trở thành tâm điểm với việc chọn vị trí đứng khi cầu thủ đối phương đá phạt.
Dẫu vậy, người hâm mộ Việt Nam có thể “cảm ơn” bàn thắng này của Iraq bởi chúng ta vào vòng 1/8 với tư cách một trong đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất, tránh gặp Qatar, đội bóng đã loại Ali Adnan và đồng đội sau đó.
Iran 2-0 Việt Nam
- Pha bỏ lỡ của Công Phượng: Phút 52, Quang Hải chọc khe thông minh để Văn Toàn thực hiện đường kiến tạo “dọn cỗ”, trong thế đối mặt thủ môn, anh lại không chiến thắng. Nếu Phượng “Núi” thành công và gỡ hòa 1-1, rất có thể, cục diện trận đấu sẽ khác. Tiền đạo xứ Nghệ cũng bỏ lỡ cơ hội là cầu thủ Việt Nam đầu tiên ghi bàn ở hai trận liên tiếp tại đấu trường Asian Cup.
Việt Nam 2-0 Yemen
- Siêu phẩm của Quang Hải: Từ khoảng cách khoảng hơn 20m, với cái chân trái khéo léo, Quang Hải vẽ đường cong làm tung lưới của Yemen. Bàn thắng này cũng là pha lập công đẹp nhất ở vòng bảng Asian Cup 2019, theo bình chọn của khán giả. Siêu phẩm của Quang Hải mở ra chiến thắng cho Việt Nam để hy vọng lách qua khe cửa hẹp vào vòng 1/8.
- Oman 3–1 Turkmenistan:
Đến phút 83, người hâm mộ Việt Nam như “mở cờ trong bụng” khi Oman và Turkmenistan đang hòa nhau 1-1. Bởi lẽ, sẽ rất khó với thế trận bế tắc để Oman ghi thêm hai bàn thắng nữa để vượt qua Việt Nam.
Thế nhưng, phút 84, họ ghi bàn thắng dễ dàng nâng tỷ số lên 2-1 và đến phút bù giờ cuối cùng, Oman ấn định chiến thắng 3-1, vừa đủ để “đẩy” Việt Nam vào tình thế chờ đợi cho tấm vé vào vòng 1/8.
- Triều Tiên 1–4 Li băng:
Thầy trò HLV Park Hang Seo phải chờ đợi trong nghẹt thở hơn 3 tiếng sau. Trận đấu giữa Triều Tiên và Li băng kịch tính chẳng khác nào mang hơi hướng tính kịch. Li băng cũng ghi bàn phút bù giờ cuối cùng. Họ thắng 4-1, cùng có 3 điểm, ghi 4 bàn và để thủng lưới 5 bàn như Việt Nam song vẫn bị loại vì hơn 2 thẻ vàng.
Nếu trận đấu đá thêm khoảng 1-2 phút bù giờ, tấm vé cuối cùng vào vòng 16 đội chưa chắc đã thuộc về thầy trò HLV Park Hang Seo.
Jordan 1-1 Việt Nam (pen:2-4)
- Trọng tài “thiên vị” Jordan: Đó là tình huống phút 39, khi Jordan được hưởng quả phạt gián tiếp gây tranh cãi, cầu thủ của họ chưa đưa quả bóng di chuyển rõ ràng thì Baha Abdulrahman thực hiện như cú sút trực tiếp mở tỷ số. Trọng tài Faghani người Iran vẫn công nhận bàn thắng.
- Vị thế “đàn anh”: Việt Nam đã thể hiện vị thế đàn anh trước Jordan với thế trận áp đảo, vượt trội ở mọi chỉ số: kiểm soát bóng, số pha dứt điểm, số đường chuyền, phạt góc,… Thành quả là pha dứt điểm tinh tế của Công Phượng gỡ hòa 1-1 và pha cản phá penalty xuất sắc của Đặng Văn Lâm giúp Việt Nam vào tứ kết.
Việt Nam 0-1 Nhật Bản
VAR – ánh sáng và bóng tối: Tờ Asahi Shimbun nhận xét sau trận tứ kết đầu tiên ở Asian Cup 2019: "Trong màn ra mắt ở Asian Cup, VAR đã mang tới cả ánh sáng lẫn bóng tối cho Nhật Bản bởi những quyết định của nó".
Phút 24, Maya Yoshida ghi bàn vào lưới Đặng Văn Lâm nhưng chỉ ít phút sau, thông qua công nghệ VAR, bàn thắng này không hợp lệ vì đã chạm tay. Tuy nhiên, đến phút 56, Ritsu Doan bị ngăn cản với pha dốc bóng trong vòng cấm. Cũng thông qua công nghệ này, Việt Nam bị thổi phạt đền và đó là bàn thua khiến cuộc phiêu lưu của thầy trò HLV Park Hang seo dừng lại ở tứ kết.